Canxi là một vi chất, khoáng chất thiết yếu có nhiều vai trò quan trọng không thể thiếu với cơ thể. Trong cơ thể canxi chiếm khoảng 1,5-2% tổng trọng lượng, trong đó 98% canxi nằm ở xương và răng, còn lại nằm trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào.

 

Để hiểu hơn về vai trò của Canxi đối với cơ thể, cùng New Zealand Milk tìm hiểu kĩ hơn thông qua bài viết dưới đây

 

Canxi là gì?

 

Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể người, 99%  lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.

 

Canxi tồn tại trong cơ thể dưới hai dạng:

 

Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.

 

Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.

 

Một số Vai trò quan trọng của Canxi đối với cơ thể 

Vai trò Canxi đối với xương, răng 

 

 

 

 

 

Canxi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ cơ-xương-khớp. Chủ yếu canxi được tạo thành từ các khoáng chất (chiếm khoảng 70% trọng lượng xương khô) và các chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô). Khi cơ thể  mất trạng thái cân bằng giữa hủy xương và tạo xương  gây nên tình trạng mất xương, gây ra các bệnh lý khác, tùy theo mỗi độ tuổi khác nhau.

 

Ở trẻ nhỏ, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ là chậm lớn, còi xương, chiều cao không đạt chuẩn, xương yếu, chân vòng kiềng, răng mỏng và dễ bị sâu răng… Do đó, nên bổ sung canxi cho trẻ từ khi còn trong bụng mẹ và cần được bổ sung hằng ngày để giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh.

 

Ở người lớn, từ tuổi 30 trở đi, tốc độ hủy cốt bào bắt đầu dần lấn áp tốc độ tạo cốt bào, nếu không có ý thức dự phòng bằng việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết gồm Canxi thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, đau nhức, vận động khó khăn, nặng nề nhất là gãy xương khó hồi phục, dẫn tới tàn phế và tử vong sẽ đến sớm.

Vai trò của canxi với hệ thần kinh

 

 

 

Với hệ thần kinh ion canxi (Ca++) có chức năng dẫn truyền xung thần kinh. Nếu cơ thể thiếu canxi thì quá trình dẫn truyền xung thần kinh sẽ bị gián đoạn, hoạt động của hệ thần kinh bị suy giảm có thể bị suy nhược thần kinh.

 

Ở trẻ em việc thiếu canxi sẽ khiến cho trẻ bị rối loạn thần kinh, kém tập trung tinh thần, khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu.

 

Ở người già thiếu canxi thường có biểu hiện thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường.

 

Vai trò quan trọng đối với hệ tim mạch

 

Canxi đóng vai trò quan trọng cho co bóp của cơ tim và chất dẫn truyền thần kinh, do vậy thiếu can xi dẫn tới rối loạn hoạt động của tim. Một số nghiên cứu cho thấy nạp đủ lượng canxi khuyến nghị có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. 

 

Can xi còn gắn với acid mật và chất béo trong đường tiêu hóa thành dạng không hòa tan, dẫn đến làm giảm cholesterol máu. Ngoài ra đủ canxi còn có tác dụng tốt cho hệ tim mạch gián tiếp qua bài tiết của hormone Calciotropic, còn làm giảm ngưng tạp tiểu cầu và tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu.

 

Vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch

 

 

Canxi đóng vai trò quan trọng cho co bóp của cơ tim và chất dẫn truyền thần kinh, do vậy thiếu can xi dẫn tới rối loạn hoạt động của tim. Một số nghiên cứu cho thấy nạp đủ lượng canxi khuyến nghị có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. 

 

Can xi còn gắn với acid mật và chất béo trong đường tiêu hóa thành dạng không hòa tan, dẫn đến làm giảm cholesterol máu. Ngoài ra đủ canxi còn có tác dụng tốt cho hệ tim mạch gián tiếp qua bài tiết của hormone Calciotropic, còn làm giảm ngưng tạp tiểu cầu và tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu.

 

Vai trò với phụ nữ tiền sản

 

Tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa nghiêm trọng, khi một phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp và có các rối loạn về thận khiến protein xuất hiện trong nước tiểu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh con, thậm chí có thể gây tử vong ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. 

 

Đối với phụ nữ nạp vào ít hơn 900 mg canxi mỗi ngày, dùng sản phẩm bổ sung canxi trong thai kỳ (1.000 mg/ ngày hoặc nhiều hơn) sẽ giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể có đủ canxi từ chế độ ăn uống lành mạnh. Việc bổ sung canxi trong thai kỳ cần tuân theo chỉ định của bác sỹ..

Vai trò của canxi với hệ thống cơ bắp

 

 

Canxi đóng vai trò quan trong quá trình co dãn của các sợi cơ mà hoạt động sinh lý của cơ bắp chủ yếu là sự co giãn của các sợi cơ giúp cho sự vận động của cơ thể. Do đó thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ bắp, giảm khả năng đàn hồi người bệnh sẽ thường cảm thấy tay chân mỏi mệt rã rời, thể lực yếu kém.

 

Việc thiếu canxi còn ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ trơn và cơ tim:

 

+Các sợi cơ tim nếu thiếu canxi sẽ co bóp kém, chức năng chuyển máu yếu dẫn tới người hay bị mệt mỏi, khả năng vận động kém.

 

+Với các cơ trơn, thiếu canxi sẽ làm chức năng tiêu hóa kém, chán ăn, đầy bụng, táo bón hoặc ỉa lỏng, sản phụ sau khi sinh nở tử cung co chậm và yếu, khó đẻ, đẻ non…

Canxi giúp kéo dài tuổi thọ

 

 

 

Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ. Bổ sung canxi đến một mức độ nào đó giúp cho con người sống lâu hơn.

 

Để có một cơ thể khỏe mạnh, luôn vui vẻ yêu đời  thì việc bổ sung đầy đủ canxi là một việc làm cần thiết.

 

Chế độ bổ sung canxi đầy đủ 

 

Thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực…; uống sữa và kết hợp với tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D. Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ.

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn các loại rau củ như: cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và củ cải. Bổ sung quả sung khô, đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn. Uống sữa đậu nành và các loại sữa bò nguyên kem.

 

Nên ăn hải sản như: cá mòi, cá thu và các loại cá đóng hộp nguyên xương là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Bên cạnh đó, cố gắng ăn ít nhất 1 lần/tuần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung một lượng canxi đáng kể cho cơ thể, nên cắt giảm cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.