Không có bậc cha mẹ nào không mong muốn con mình được phát triển đầy đủ, thông minh, khỏe mạnh. Nếu không may trẻ chậm phát triển thì cha mẹ cần làm gì? Thay vì buồn phiền, lo lắng hãy trang bị thật nhiều kiến thức về cách giáo dục trẻ chậm phát triển trí não, giúp bé yêu vượt qua vấn đề này nhé!

Trẻ chậm phát triển là gì?

 

 

Bé chậm phát triển trí não hay khuyết tật trí não là tình trạng mà trí thông minh của trẻ dưới mức trung bình và thiếu các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

 

Những trẻ chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học và thực hiện những kỹ năng mới. Tuy nhiên, thường chậm hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi. Thông thường, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sẽ hạn chế trong 2 lĩnh vực:

 

Chức năng trí tuệ: Điều này được thể hiện thông qua chỉ số IQ của trẻ. Chỉ số IQ trung bình của con người thường là 100. Nếu IQ của trẻ thấp hơn 70 thì được coi là chậm phát triển. IQ thấp có thể khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học, không thể đưa ra được các quyết định khôn ngoan và khó có thể điều trị triệt để.

 

Hành vi thích ứng: Đây là những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, gồm có 3 kỹ năng chính đó là: kỹ năng khái niệm (bao gồm: ngôn ngữ, đọc viết, toán học, thời gian và khả năng tự định hướng), kỹ năng xã hội ( chính là khả năng hòa hợp với mọi người xung quanh), và cuối cùng là kỹ năng thực hành (khả năng tự chăm sóc bản thân, làm việc…).

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển do đâu?

 

Trẻ chậm phát triển trí tuệ (trí não) có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng 60% trong số đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Do yếu tố di truyền

 

Có khoảng 25 đến 30% các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ chậm phát triển trí não là do yếu tố di truyền. Trẻ nào có bố mẹ bất thường về não bộ hay hệ thần kinh thì sẽ có nguy cơ mắc phải khuyết tật. Bên cạnh đó, những bất thường về rối loạn chuyển hóa mà bố mẹ gặp phải cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí não.

Gặp những bất thường trong quá trình mang thai

 

 

Trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ là quan trọng, bởi đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ trong bụng mẹ. Đối với những bà mẹ nghiện rượu bia, ma túy, hút thuốc thường xuyên, trẻ sẽ có nguy cơ bị chậm phát triển cao hơn.

 

Bên cạnh đó, nếu trong thời gian mang thai mà người mẹ mắc phải các bệnh như nhiễm virus rubella, nhiễm ký sinh trùng hoặc uống một số loại thuốc có hại thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

 

Cao huyết áp cũng có thể làm rối loạn lưu thông lượng máu và dinh dưỡng để nuôi thai, gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

Trẻ bị bệnh hoặc bị chấn thương

 

Trẻ rất dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Vì vậy, ở từng độ tuổi nhất định, trẻ cần được tiêm chủng và phòng ngừa các bệnh do virus gây ra như sởi, thủy đậu, quai bị, viêm não…

 

Nếu không được phòng ngừa đúng cách trẻ sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh lý mà ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Điển hình như bại não, hội chứng Down hoặc trẻ bị chấn thương sọ não do bị tai nạn cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.

Môi trường xung quanh

 

Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ cũng khiến nguy cơ chậm phát triển ở trẻ tăng cao. Bên cạnh đó, nếu trẻ sống trong tình trạng thiếu thốn tình thương, sự quan tâm của cha mẹ, thậm chí thường xuyên bị bạo hành thì trẻ cũng có thể rơi vào tình trạng chậm phát triển.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển

 

Có thể phát hiện sớm những dấu hiệu chậm phát triển của trẻ qua những triệu chứng khi trẻ đến tuổi vẫn chậm về vận động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi… hay chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói, khó diễn đạt lời nói… chậm chạp, ít linh hoạt và khó phân biết được các màu sắc…

 

Chậm phát triển trí tuệ có nhiều mức độ khác nhau. Đối với trường hợp nhẹ, trẻ vẫn có thể theo học ở các lớp tiểu học, tuy nhiên việc học sẽ hơi khó khăn với trẻ và kết quả học tập cũng kém hơn với những trẻ bình thường.

 

Trẻ chậm phát triển mức độ vừa phần lớn không theo học được, không thể tính toán. Đối với mức độ nặng hơn, trí tuệ, tư duy rất thấp, không có ngôn ngữ hoặc rất nghèo nàn, trẻ sẽ không thể giao tiếp. Những trẻ này luôn cần có người quan tâm, chăm sóc.

Hệ quả trẻ chậm phát triển để lại là gì?

 

Mỗi một đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Vì vậy, hậu quả mà trẻ gặp phải khi bị chậm phát triển trí tuệ cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ phải đối mặt với những vấn đề dưới đây:

 

-Trẻ gặp khó khăn trong quá trình học tập, giao tiếp bị hạn chế, không thể hiện được mong muốn của bản thân nên cần được giảng dạy và đào tạo đặc biệt.

 

-Trẻ cần được hỗ trợ và kèm cặp từ cha mẹ để giải quyết những vấn đề sinh hoạt hàng ngày như: tắm rửa, vệ sinh cá nhân…

 

-Trẻ không thể tự thiết lập được các mối quan hệ cá nhân nên thường cảm thấy bị cô đơn và bị mọi người xung quanh cô lập.

Trẻ chậm phát triển có chữa được không?

 

Chậm phát triển trí tuệ (trí não) không phải là bệnh và không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được nhận biết sớm và can thiệp kịp thời thì tình trạng của trẻ có thể cải thiện hơn. Nhưng việc điều trị, giáo dục một đứa trẻ chậm phát triển đòi hỏi các bậc cha mẹ cần có sự kiên trì, quyết tâm, sự nhẫn nại, tình yêu thương bởi trẻ cần được chú ý nhiều hơn đến các nhu cầu cơ bản.

 

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ thử những điều mới trong cuộc sống hàng ngày.

 

-Nếu trẻ có làm điều gì không đúng, đừng quát mắng trẻ.

 

-Nếu trẻ làm tốt, hãy động viên, khen ngợi, điều này giúp trẻ có động lực để thực hiện hơn.

 

-Đồng thời, bạn cũng nên cho trẻ tham gia vào những hoạt động như ca hát, nhảy hoặc vẽ tranh để giúp trẻ cải thiện được các kỹ năng xã hội.

 

Ngoài những biện pháp can thiệp từ bên ngoài, bạn cũng nên cải thiện và tăng cường sức khỏe não bộ cho trẻ bằng cách bổ sung các sản phẩm bổ não cho trẻ. Bởi não là cơ quan đầu ngành chịu trách nhiệm về việc phát triển trí tuệ của trẻ. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ năng lượng cũng như các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ.

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não, nhận thức ở trẻ nhỏ như thực phẩm giàu axit omega 3, vitamin A, axit folic, i ốt, sắt…

Vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ chậm phát triển

 

 

 

Bé chậm phát triển, dù ở mức độ nào đi chăng nữa, vai trò của cha mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong việc điều trị cho con. Chấp nhận thực tế, hỗ trợ giúp trẻ trong cuộc hành trình đầy gian nan. Hãy tin tưởng rằng trẻ sẽ vượt qua, dù trẻ chậm phát triển nhưng trẻ vẫn có khả năng đạt được những dấu mốc quan trọng của cuộc đời.

 

Hướng dẫn và chơi với trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất, hỗ trợ trẻ vui chơi, sinh hoạt ăn uống, vệ sinh cá nhân…Sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ làm quen với những hoạt động phức tạp hơn.

 

Để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, cha mẹ có thể chia nhỏ thành những bước cho trẻ theo kịp dễ tiếp thu.

 

-Trong mọi hoạt động, bố mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ vì trẻ chậm phát triển thường tiếp thu không nhanh như trẻ bình thường. Khi trẻ làm tốt việc gì, bố mẹ đừng quên khen ngợi, khuyến khích trẻ.

 

Việc gần gũi trò chuyện và chơi cùng trẻ dù không hiểu điều bố mẹ nói nhưng cũng cảm nhận được tình thương từ bố mẹ. Đồng thời, bố mẹ nên đọc truyện cho trẻ, kể chuyện hàng ngày cho trẻ nghe, bày ra những trò chơi và cùng chơi với trẻ, khuyến khích vận động thể chất và trí tuệ…