Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, dịch mật,…) thường xuyên trào ngược lên thực quản (ống nối giữa miệng và dạ dày) gây kích ứng niêm mạc thực quản dẫn đến viêm. Tùy vào mức độ kích thích mà triệu chứng bệnh ở mỗi người không giống nhau.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Theo thống kê, có khoảng 60% dân số mắc bệnh trào ngược dạ dày ở những mức độ khác nhau
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Trào ngược dạ dày
Do stress, căng thẳng
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ở nhiều người, khi tình trạng stress kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới nhu động của thực quản và làm chúng bị rối loạn. Điều này sẽ làm cho cơ thắt dưới của thực quản giãn nở không thường xuyên và làm cho dịch vị bị trào ngược.
Do nhiễm khuẩn
Một loại vi khuẩn mang tên là Helicobacter pylori là một khắc tinh của dạ dày. Đây là một loại vi khuẩn một khi đã tiếp xúc được với dạ dày sẽ làm mất chức năng chống lại axit của niêm mạc ruột non. Vi khuẩn này chui vào bên trong lớp nhầy và sẽ tiết ra các hợp chất ảnh hưởng đến dạ dày.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit ( cam, chanh…) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới
Cơ thắt thực quản dưới đóng vai trò là hàng rào ngăn cách giữa dạ dày và thực quản, thực hiện nhiệm vụ đóng, mở dịch chuyển thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Nếu cơ này bị rối loạn, không thể thực hiện chức năng đóng, mở một cách trơn tru sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quả
Do các tác dụng phụ của thuốc
Việc lạm dụng một số loại thuốc như: Thuốc huyết áp, aspirin, Cholecystokinine, glucagon, aspirin,…Vì vậy, nếu người bệnh lạm dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm dạ dày,...
Do mang thai
Cụ thể khi phụ nữ mang thai đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ sẽ dễ mắc bệnh này. Sẽ có một lượng axit trào ngược vì tử cung mở rộng dần gây ra tình trạng chèn ép lên các bộ phận chức năng, dẫn đến hiện tượng trào ngược, buồn nôn là điều tất yếu.
Cách hỗ trợ phòng ngừa, điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Không nên nằm ngủ sau khi ăn no
Nằm ngủ sau khi ăn sẽ khiến dạ dày rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, gây khó tiêu, ợ hơi, ợ chua do trào ngược. Vì thế, để dự phòng bệnh, người bệnh chỉ nên nằm ngủ sau khi ăn ít nhất 3 giờ.
Dùng thuốc Tây
Trong điều trị các bệnh về dạ dày, thuốc Tây là một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi hiệu quả nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều các loại thuốc này trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, khi dùng các loại thuốc Tây, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,… vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
Chú ý về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi
Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn quá nhiều nhất là vào buổi tối
Hãy thực hiện chế độ ăn Low – carb (chế độ ăn ít đường và tinh bột). Ăn Low – Carb sẽ không khiến cơ thể rơi vào trạng thái quá no, làm giảm đáng kể tình trạng ợ nóng và trào ngược. Rất nhiều những chuyên gia đã đưa ra lời khuyên này cho người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng hãy chú ý hạn chế uống rượu, cafe, các đồ uống có chất kích thích và đồ uống có ga để phòng bệnh tốt nhất nhé.
Từ bỏ hút thuốc lá
Theo các chuyên gia, thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ thắt thực quản dưới (cơ tâm vị), làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược thực quản. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hình thành và phát triển, bệnh nhân nên từ bỏ hút thuốc lá.
Trào ngược dạ dày cần điều trị ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát nhằm giảm nguy cơ biến chứng. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bệnh xuất hiện, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán mức độ và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.