Theo các nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây với biến chứng khó lường. 

 

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân từ đâu, đối tượng dễ bị mắc phải và hậu quả của bệnh có thể nghiêm trọng như thế nào? Hãy cùng New Zealand Milk đi tìm câu trả lời chính xác nhất nhé!

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

 

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân và cách chữa bằng thuốc đặc trị

Thông thường, cấu trúc của đĩa đệm bao gồm hai phần cơ bản là bao xơ và nhân nhầy.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các lớp nhân nhầy ở trong vùng đĩa đệm của cột sống bị thoát ra bên ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh, ống sống. Từ đó gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu.

Thoát vị đĩa đệm là hệ quả do đĩa đệm bị nứt, rách hoặc do tác động từ các sang chấn bên ngoài. T

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ khu vực nào trên cột sống.

Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao tập trung chủ yếu ở:

-Người già, người cao tuổi

-Nhân viên văn phòng ít vận động, học sinh hay ngồi học sai tư thế, thợ may, nhân viên bán hàng,…

-Người thường xuyên vận động, làm việc nặng nhọc

-Người có tiền sử bệnh vè cột sống: gai cột sống, vẹo cột sống,…

-Những người làm nghề đòi hỏi phải thay đổi tư thế liên tục: diễn viên múa, vận động thể thao,…

-Người có thói quen sinh hoạt không đúng: ngồi một chỗ quá lâu, kê cao gối khi ngủ,…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

 

Một số nguyên nhân thường dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp

 

Do chấn thương, tai nạn

 

Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã cao cũng tác động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm. Chính vì vậy, khi gặp những chấn thương kể trên, bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám, chụp chiếu ngay để phát hiện những tổn thương mà mắt thường khó nhìn thấy.

 

Do tuổi tác

 

Tuổi càng cao, quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra ngày càng nhanh, các khối đĩa đệm cũng sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng một cách đáng kể. Theo thời gian, các khối đĩa đệm này sẽ bị rách, nứt và khiến cho lớp nhân nhầy bị thoát ra, gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh và tủy sống.Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp đặc biệt là đĩa đệm hoạt động kém hiệu quả hơn, dễ bị tổn thương

 

Do đặc thù công việc, ngồi sai tư thế khi học hành hay làm việc

 

Quá trình làm việc lâu với một tư thế không thoải mái, hoặc làm các công việc nặng nhọc cũng làm cho cột sống nhanh bị thoái hóa, gây áp lực, ảnh hưởng xấu đến chức năng của đĩa đệm. Để hạn chế tình trạng trên, bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, khoảng 45 phút nên đứng lên di chuyển 5 phút.

Người bị béo phì, thừa cân

Khi khối lượng cơ thể tăng cao, cột sống sẽ phải gánh chịu những áp lực vô cùng lớn. Các đĩa đệm cũng theo đó mà bị chèn ép và gây ra hiện tượng thoát vị.

Sử dụng rượu bia, chất kich thích

Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

Hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm 

Những người bị bệnh bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sinh hoạt hằng ngày 

 

Rối loạn đại tiểu tiện

 

Thoát vị đĩa đệm khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, vì thế làm cho các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loại cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ được. Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động.

 

Gây ảnh hưởng đến dây thần kinh

 

Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.

 

Rối loạn cảm giác

 

Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.

 

Gây ảnh hưởng đến kinh tế

 

Người bị thoát vị đĩa đệm thường gặp phải vấn đề ảnh hưởng đến vận động, đi lại khó khăn, khó di chuyển gây ảnh hưởng đến lao động, kinh tế của bản thân và gia đình

 

Hội chứng đau khập khễnh 

 

Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.

 

Rối loạn vận động

 

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? - ICCARE - Phòng Khám Xương Khớp  Cột Sống

 

Gây bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.