Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy… tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, biết cách sử dụng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa có thể giúp cải thiện bệnh hiệu quả và đề phòng tái phát. Cùng chuyên gia New Zealand Milk tìm hiểu những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa qua bài chia sẻ dưới đây.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày :

1. Chuối – cung cấp chất điện giải cho cơ thể

 

Nhờ chứa hàm lượng kali cao, giàu chất điện giải nên chuối là một trong những loại thực phẩm tốt nhất cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, chuối giúp hấp thu các chất dịch còn tồn dư trong lòng ruột, khôi phục hệ vi khuẩn có lợi, giúp giảm tiêu chảy. Đồng thời bổ sung điện giải với những trường hợp bị nôn và đi ngoài nhiều.

2. Sữa chua – Cho đường ruột luôn khỏe mạnh

Với hàm lượng probiotic cao cùng nhiều lợi khuẩn có trong sữa chua có tác dụng cải thiện tiêu hóa, giữ cho đường ruột luôn khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ đó, sữa chua có khả năng hỗ trợ điều trị táo bón và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài…

3. Táo – Cung cấp nguồn chất xơ phong phú

Táo là nguồn cung cấp chất xơ được gọi là pectin phong phú. Chất xơ này được phân hủy trong ruột kết bởi vi khuẩn có lợi, do đó làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường ruột nhờ đó sử dụng để hỗ trợ điều trị táo bón và tiêu chảy rất tốt. Ngoài ra, chất xơ có trong táo được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.

4. Các loại quả chứa vitamin C – Làm êm dịu hệ thống đường ruột

Ngoài khả năng chống oxy hóa mạnh, đào thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể, Vitamin C có trong các loại quả như cam, quýt, bưởi, ổi rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm êm dịu hệ thống đường ruột. Do đó, những người rối loạn tiêu hóa đặc biệt là bị mất nước do tiêu chảy có thể sử dụng các loại trái cây này.

5. Khoa lang – Kích thích tiêu hóa và phòng ngừa viêm loét dạ dày

 

Nhờ vào hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate dồi dào nên khoai lang là loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa với khả năng phòng ngừa, hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, đồng thời ngăn ngừa các gốc tự do. Do đó, đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên cần lưu ý, những người đang bị tiêu chảy không nên ăn vì chất xơ trong khoai lang kích thích nhu động ruột và có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn.

6. Gừng – Giảm nhanh các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu

Đặc tính sáng giá của gừng là kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Gừng từ lâu được xem là bài thuốc chống nôn và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Nhờ vào khả năng tăng nhu động co bóp để đẩy thức ăn xuống ruột non mà gừng hầu như giải quyết hiệu quả các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, co thắt dạ dày…

7. Đu đủ – Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt

Đu đủ chứa một loại enzyme tiêu hóa mạnh gọi là papain hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa protein nhờ vào việc phá vỡ các sợi protein. Ngoài ra các enzyme có trong đu đủ còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích như đầy hơi, táo bón…Do đó, đu đủ là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, chúng ta cần nấu các loại cháo cho người bị rối loạn tiêu hóa thay vì ăn cơm hay các thực phẩm khó tiêu. Cháo không chỉ là món ăn dinh dưỡng, đầy đủ dưỡng chất mà còn giúp người bệnh dễ tiêu hóa.
Bạn có thể tham khảo một số loại cháo dễ tiêu và đủ chất như: cháo bí ngô nấu thịt nạc, cháo thịt nạc heo xay, cháo cà rốt thịt nạc,…

Rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa thì một số thực phẩm lại là thủ phạm khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nặng, cần kiêng như:

1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh, món xào… gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dung nạp nhiều vào cơ thể sẽ làm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài trở nên trầm trọng. Do đó, đây là nhóm thực phẩm người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh.

2. Đồ tái, sống

 

Các loại thịt tái, nộm, rau sống, gỏi cá, tiết canh… chưa được chế biến chín tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Người bị rối loạn tiêu hóa vẫn dùng các loại thực phẩm này có thể gây ngộ độc thực phẩm ngay

3. Thức ăn nhiều đường

Các loại bánh ngọt, nước ngọt, socola… là kẻ thù cho người bị rối loạn tiêu hóa. Các loại thực phẩm này có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, đại tràng, làm nặng thêm các tình trạng ợ hơi, ợ chua và đầy bụng.

4. Bia, rượu, chất kích thích

 

Không chỉ có hại cho sức khỏe toàn diện, bia, rượu, chất kích thích được liệt vào nhóm thực phẩm gây ngộ độc, kích thích hệ tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng.

5. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Người bị rối loạn tiêu hóa thường không dung nạp lactose, do đó sữa và các chế phẩm từ sữa nên loại khỏi thực đơn của bạn.
Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không đáng lo. Tuy nhiên, trong trường hợp rối loạn tiêu hóa kéo dài, lặp đi lặp lại với tần suất nhiều và không giảm bớt kể cả khi bạn đã lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, bạn nên chủ động đi khám tại các chuyên khoa tiêu hóa gan mật để tìm nguyên nhân. Rất có thể tình trạng rối loạn tiêu hóa bạn đang gặp có liên quan đến gan. 
Cụ thể, khi chức năng gan suy giảm, nhiễm độc hoặc mắc bệnh lý sẽ không thể thực hiện tốt các vai trò của mình, đặc biệt là khả năng khử độc, giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo bón, chán ăn, khó tiêu (nhất là dầu mỡ). 
Đối với những trường hợp rối loạn tiêu hóa do mắc các bệnh về gan mật, hay dung nạp nhiều thực phẩm bẩn, chứa hóa chất, sống trong môi trường bị ô nhiễm hoặc uống nhiều thuốc điều trị bệnh… Bạn nên uống 2 ly sữa bột New Zealand Milk Gastro mỗi ngày với tinh chất đạm Whey, bộ đôi chất béo có lợi MUFA, PUFA , hơn 1 tỷ lợi khuẩn cùng tinh chất nghệ Nano Curcumin giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động của các tế bào có hại ở xoang gan từ đó hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất dinh dưỡng, lợi mật, giảm táo bón… Đồng thời chủ động bảo vệ và phòng ngừa và chăm sóc tốt lá gan của bạn.