Câu 1: Tôi đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, độ tuổi dễ bị loãng xương. Tôi có thể tránh bệnh này bằng cách uống sữa đều đặn không?

 

Trả lời: 

 

Trước hết, loãng xương không xuất hiện một sớm một chiều mà là một chứng bệnh âm thầm được hình thành trong thời gian dài. Vì thế, để phòng ngừa, bạn cần có một “chiến thuật” lâu dài và khoa học. Nếu chỉ đơn thuần uống sữa đều đặn thì chưa thể nói chắc là bạn sẽ không mắc bệnh. Loãng xương đa phần gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng không có nghĩa là các đấng mày râu được loại trừ.

 

Loãng xương được hiểu là độ đậm đặc trong xương bị mất đi, sẽ khiến cho xương giòn và xốp, dễ gãy. Để phòng ngừa, trong chế độ ăn, bạn cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và đặc biệt phải có chế độ tập luyện đều đặn.

 

Cần chú trọng các bài tập liên quan đến trọng lượng cơ thể và sự vận động của đôi bàn chân, sức bên như đi bộ, leo núi, nhảy.

 

 

Bổ sung Canxi và Vitamin D hỗ trợ xương khớp chắc khỏe

 

Việc bổ sung canxi, vitamin D phải đúng liêu lượng mới hiệu quả, thừa hoặc thiếu đều gây hại. Hàm lượng canxi và vitamin D cơ thể cần mỗi ngày theo độ tuổi là: 9 – 18 tuổi cần 1300 mg, 19 – 50 tuổi cần 1000 mg, trên 50 tuổi cần 1200 mg; vitamin D: 9 – 50 tuổi cần 200 IU, trên 50 tuổi cần 400 IU. Ngoài ra, bạn cần bổ sung vitamin c, vitamin K, kali, magiê.

 

Trường hợp nếu trong máu của bạn có chứa quá nhiều canxi, sẽ dẫn đến triệu chứng hypercalcemia hay việc dư thừa canxi trong nước tiểu sẽ dẫn đến chứng bệnh hypercanxiuria.

 

Câu 2: Thời điểm nào nên bổ sung canxi với phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh (dễ mắc loãng xương)?

 

Trả lời: 

 

Điều này phụ thuộc vào loại canxi bạn được bác sĩ chỉ định sử dụng. Trên thực tế có 2 loại canxi là canxi carbonate và canxi xitric. Canxi carbonat nên uống trong bữa ăn, bởi thời điểm này canxi carbonat sẽ dễ dàng được axit trong dạ dày hấp thu một cách tối đa.

 

Trái lại Canxi xitric lại không nên uống trong bừa ăn.

 

Bạn có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng ngoại trừ trong bữa ăn để nó có thể phát huy hết tác dụng vốn có. Cũng cần lưu ý không nên sử dụng kết hợp viên canxi trong khi dùng các loại thuốc như viên sắt, kháng sinh hay thuốc trị cao huyết áp.

 

Câu 3: Tất cả thực phẩm giàu canxi đều tốt cho xương?

 

Trả lời: 

 

Trên thực tế nhiều người cho rằng cứ có chứa lượng canxi dồi dào thì nhất định loại thực phẩm đó sẽ tốt cho xương.

 

Tuy nhiên sự thật không phải là như vậy vì ca thê có thê hấp thu được canxi hay không được quyết định ả quá trình tiêu hóa diễn ra chủ yếu ở đoạn trên ruột non.

 

Hiệu quả này phụ thuộc vào tỷ lệ tương quan vói các vi chất khác. Đơn cử như nếu lượng magiê trong khẩu phần lớn thì lượng canxi thải ra theo nước tiểu cũng tăng theo tỳ lệ thuận. Lượng magiê thích hợp trong khẩu phần là bằng 1/2 đến 3/4 so với lượng canxi. Nếu tăng lượng photpho trong khẩu phần sẽ làm giảm độ đồng hóa canxi và tăng lượng bài xuất chất khoáng này theo nước tiểu.

 

Tỷ lệ canxi: photpho thích hợp là 1 : 1,5. Thường trong khẩu phần ăn, tỷ lệ này không thích hợp. Do đó, cần có những chất điều chỉnh đặc hiệu tương quan này, mà vitamin D là quan trọng nhất. Nếu thừa kali cũng làm giảm hấp thu canxi rõ rệt vì kali cản trở sự tạo thành những liên kết phức tạp của canxi đối với các axit mật.

 

Câu 4: Canh xương là món ăn tốt nhất cho xương?

 

 

Canh xương được xem là nguồn thực phẩm bổ trợ canxi cho người bị loãng xương

 

Trả lời:

 

Không ít người quan niệm rằng những người thiếu canxi, trẻ em chậm lớn, còi xương, có chiều cao hạn chế thì nhất thiết phải “kết nạp” thêm món canh xương vào trong chế độ ăn uống để nhanh chóng cải thiện tình hình.

 

Tuy nhiên minh chứng khoa học lại “phản bác quan niệm này bởi các nhà nghiên cứu tìm thấy lượng canxi ở trong xương có thể dung hòa vào trong canh là rất thấp, nếu hầm 10kg xương để làm canh thì trong đó thành phần canxi của nó chỉ ở mức dưới 150g. Ước tính trong một bát canh xương có khoảng 2 – 3 mg canxi vậy làm một phép so sánh đơn giản nếu môi ngày một người cần 1000 mg canxi đồng nghĩa phải ăn đến 400 – 500 bát canh hầm xương mỗi ngày để đáp ứng đủ “chuẩn” nói trên.

 

Chưa hết, một quan niệm sai lầm nữa là xương càng ninh lâu sẽ càng tăng canxi cho bộ xương nhưng ngược lại đó sẽ là nguyên nhân gây thất thoát lượng lớn vitamin và khoáng chất sẵn có trong nó. Lời khuyên dành cho bạn là nếu muốn bảo toàn tối đa các chất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên ninh xương khoảng tối đa 2 giờ là đủ.

 

Câu 5:  Tập luyện khiến xương phải đối mặt với nguy cơ bị gãy, tổn thương?

 

Trả lời: 

 

Trừ khi đó là khi bạn đang áp dụng một bài tập quá sức hoặc không thích hợp với cơ thể còn ngược lại, việc tập luyện cũng có vai trò quan trọng không kém vitamin D vàcanxi.

 

Tập luyện sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị suy giảm hoặc thất thoát mật độ của xương – là tiền nguyên nhân dẫn đến tình trạng xương bị yếu và dễ gãy. Bên cạnh đó tập luyện còn giúp cơ bắp dẻo dai, hạn chế nguy ca những cơn đau khớp, kéo dài “tuổi xuân” cho bộ xương. Những bài tập có lợi cho bộ xương là bơi lội, đi bộ, leo núi, leo cầu thang, choi tennis và tập nhảy

 

Câu 6: Khi nào xương dễ gặp phải nguy cơ giòn, gãy?

 

Trả lời: 

 

Từ tuổi 30 trở về trước cơ thể sẽ sản sinh ra lượng tế bào xưong dồi dào nhất và vì thế bộ xuơng sẽ ít có nguy cơ bị giòn, yếu hay gặp phẩi những tổn thương. Tuy nhiên, sau độ tuổi 30 mọi thứ sẽ thay đổi, các tế bào xương sẽ dần bị mất đi đồng nghĩa rằng sức khỏe của bộ xương sẽ bị giảm sút. Chính vì thế, bạn cần có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bộ xương ngay từ khi bước vào độ tuổi này chứ không phải đợi đến khi tiền mãn kinh.

 

Câu 7: Những đối tượng nào dễ mắc bệnh liên quan đến xương khớp?

 

Trả lời:

 

Những người dễ có nguy cơ bị tấn ng bởi bệnh xương khớp như tuối tác cao, giới tính, do gen di truyền, những người nghiện rượu, mắc các bệnh lý liên quan đến ung thư, tiểu đường, thận, khớp, gút, chế độ ăn uống và sinh hoạt nghèo nàn.