1.Tôi bị bệnh đái tháo đường thì có cần kiêng uống rượu và hút thuốc lá không?
Uống rượu nhiều và hay hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe nói chung mà còn đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường vì rượu phá hủy các tế bào sản xuất insulin một cách từ từ, còn hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do các biến chứng đái tháo đường gây ra.
2.Kiểm tra bàn chân mỗi ngày có giúp theo dõi bệnh đái tháo đường không ?
Chăm sóc bàn chân mỗi ngày là việc nên làm khi kiểm soát bệnh đái tháo đường. Ở người mắc bệnh đái tháo đường, bàn chân và ngón chân thường lạnh do luồng máu lưu thông dẫn đến chân bị gián đoạn. Những vết trầy xước, sưng, bầm tím ở chân lâu hoặc khó lành là những dấu hiệu bạn nên kiểm tra bệnh mỗi ngày.
3.Tôi bị bệnh tiểu đường 2 năm nay, lúc đầu có dùng thuốc, 6 tháng nay đã ngưng, tôi đi khám kiểm tra thấy đường máu bình thường vậy bệnh tiểu đường của tôi đã hết chưa?
Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có phương pháo điều trị dứt điểm mà chỉ giữ cho lượng đường trong máu bình thường, nhằm phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Mặc dù không dùng thuốc, đường máu đã ở ngưỡng bình thường nhưng bạn vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng và vận động thể lực hợp lý, thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu lúc đói và kiểm tra sức khỏe định kỳ
4. Em bị đái tháo đường mà thường xuyên tiêm insulin vậy có hiệu quả không ah?
Tiêm insulin là liệu pháp điều trị hàng đầu cho bệnh đái tháo đường, nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, bạn không nên tự ý uống thuốc mà phải đi khám Bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng theo mức độ bệnh lý điều trị một cách hiệu quả nhất.
5. Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn uống như thế nào cho hợp lý?
Để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát tốt đường huyết trong ngưỡng an toàn người bệnh cần chế độ ăn uống hợp lý như sau:
+ Chia đều các bữa ăn trong ngày để cơ thể không bao giờ quá đói
+ Chọn các loại thực phẩm nguyên hạt, tự nhiên, giàu dưỡng chất
+ Tránh xa các chất béo, thực phẩm quá ngọt hoặc chứa nhiều calories
+ Ăn rau củ để bổ sung chất xơ cho cơ thể
+ Hạn chế hấp thụ muối ăn xuống dưới 2300mg mỗi ngày.
6. Bệnh đái tháo đường nếu không chữa trị thì có nguy hiểm không?
Bệnh đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Tim mạch, đột quỵ, mù lòa…
7. Về định mức glucose máu bao nhiêu là chỉ số an toàn ah?
Định mức Glucose máu là một chỉ số dùng để biểu thị lượng đường có trong máu của bạn, mức Glucose máu thường xuyên dao động trong ngày và được tính theo đơn vị mmol/L và một người được chẩn đoán Glucose an toàn khi đáp ứng các tiêu chí:
– Glucose máu khi mới thức dậy từ 3.8 – 5.5mmol/L
– Glucose máu đo được trong vòng 2 tiếng sau bữa ăn là dưới 7,8 mmol/L
8. Giảm cân nhiều có giúp tôi hết bệnh đái tháo đường không?
Về việc giảm cân nhiều sẽ không giúp hết bệnh đái tháo đường vì bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính và cần được điều trị sớm. Tuy nhiên giảm cân cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp bạn kiểm soát các bệnh khác, để đảm bảo sức khỏe và phòng chống bệnh đái tháo đường chúng ta cần ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao và thư giản tinh thần để đảm bảo một sức khỏe tốt.
9. Em bị đái tháo đường thì có thể dùng chung thiết bị đo glucose máu với người thân được không ah?
Bệnh đái tháo đường không lây nhiễm theo bất kỳ đường nào. Tuy nhiên đo đường huyết tùy tiện sẽ khiến bạn dễ bị bệnh truyền nhiễm qua đường máu. Chính vì vậy, không nên dùng chung các thiết bị đo glucose tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
10 Bố em bị đái tháo đường, nhưng thường xuyên bị các vết thương khó liền vậy làm cách nào để hạn chế vấn đề này?
Đường huyết cao làm quá trình liền da, liền sẹo ở bệnh nhân đái tháo đường gặp khó khăn. Chính vì thế, nhiễm trùng nhiễm khuẫn dễ dàng ghé thăm người bị bệnh đái tháo đường vì vậy phải giữ vệ sinh vùng vết thương và chữa kịp thời tránh các tổn thương nghiêm trọng khác xẩy ra.
11. Tôi bị bệnh đái tháo đường có cần theo dõi đường máu thường xuyên và cách theo dõi đường máu như thế nào?
Bạn cần theo dõi đường máu sẽ là biện pháp kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ gây ra.
Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 hoặc type 2 đang sử dụng isulin nên thử đường máu ít nhất 4 lần trong ngày trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Đối với phụ nữ măng thai có rối loạn đường máu nên thử ít nhất 6 lần/ ngày vào trước các bữa ăn hoặc 2 giờ sau ăn để đạt ngưỡng đường máu gần bình thường nhất giúp thai nhi phát triển tốt.
12. Em thường xuyên bị stress thì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không?
Stress không phải là thủ phạm dẫn dến bệnh lý đái tháo đường. Tuy nhiên với người bị đái tháo đường thường xuyên bị stress có thể làm bệnh nặng hơn vì làm tăng mức đường huyết.
13. Tôi có người quen bị đái tháo đường nhưng mắc bệnh lao phổi, vậy triệu chứng gì để cảnh báo có bị lao hay không?
Nguyên nhân đái tháo đường mắc bệnh lao phổi thường do cơ chế bị suy giảm miễn dịch đề kháng giảm sút và tạo điều kiện cho các vi khuẩn lao phát triển. Biểu hiện phổ biến nhất là các dấu hiệu như sốt nhẹ về buổi chiều, sút cân, ho kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên