Câu 1: Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ ?
– Sử dụng thuốc gần đây, đặc biệt là thuốc kháng sinh
– Tiền căn suy giảm miễn dịch (VD: nhiễm trùng tái phát, suy dinh dưỡng, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, thuốc ức chế miễn dịch)
– Thành viên gia đình hoặc người tiếp xúc gần gũi có bệnh
– Đi du lịch đến các vùng nông thôn hoặc bờ biển (sử dụng nước không được xử lý, sữa tươi, hoặc sò ốc sống)
– Thực phẩm đã dùng gần đây, đặc biệt chú ý nước trái cây và thức ăn có đường fructose
– Gia đình có vật nuôi trong nhà
– Nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm
Câu 2: Những trẻ tiêu chảy cấp tính nào cần nhập viện?
– Tuổi nhỏ (< 6 tháng hoặc cân nặng <8kg )
– Tiền căn sinh no, bệnh mạn tính, hoặc nhiều bệnh cùng lúc
– Sốt > 38 độ C ở trẻ < 3 tháng tuổi hoặc >39 độ C ở trẻ từ 3 – 36 tháng tuổi
– Có máu trong phân
– Tốc độ thải phân cao, bao gồm số lần đi tiêu nhiều và lượng phân đáng kể
– Nôn ói dai dẳng
– Có các triệu chứng của trẻ giống như mất nước
Câu 3: Tiêu chảy trở lên quan trọng và có thể đe dọa tính mạng gặp trong những trường hợp nào?
Tiêu chảy do bất kì nguyên nhân nào cũng có thể dẫn đến mất nước làm tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong đáng kể. Tuy nhiên, tiêu chảy có thể là dấu hiệu của những bệnh nặng khác, mà tự nó có thể đe dọa tính mạng.
– Lồng ruột
– Viêm dạ dày ruột do Salmonella ( ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ suy giảm miễn dịch)
– Hội chứng tán huyết – ure huyết cao
– Viêm đại tràng giả mạc
– Bệnh viêm ruột mạn tính ( với phình đại tràng nhiễm độc).
Câu 4: Tại sao tiêu chảy xảy ra trong những ngày đầu đời cần phải đặc biệt quan tâm?
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mất nước cao hơn, và thường kết hợp với các khiếm khuyết đường tiêu hóa bẩm sinh như rối loạn vận chuyển các điện giải ( vd: tiêu chảy mất sodium hoặc chloride bẩm sinh), rối loạn hấp thu carbohydrate ( vd: thiếu men lactase bẩm sinh), khiếm khuyết qua trung gian miễn dịch (vd: bệnh ruột tự miễn), hoặc vi nhung mao bị cùn (vd: bệnh vùi vi nhung mao). Mặc dù,viêm ruột do siêu vi có thể xảy ra trong nơi nuôi dưỡng, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cần được đảm bảo đánh giá toàn diện và có thể chuyển tới trung tâm chuyên khoa hơn.
Câu 5: Điều trị bù nước đường uống dựa trên cơ sở sinh lý gì?
Cơ chế vận chuyển chất hòa tan trong ruột tạo ra sự chênh lệch nồng độ thẩm thấu, sự si chuyển của các chất điện giải và chất dinh dưỡng xuyên qua tế bào kéo theo nước một cách thụ động. Đồng vận chuyển sodium-glucose xảy ra tại bờ bàn chải được hỗ trợ bởi protein đồng vận sodium-glicose 1. Dung dịch bù nước đường uống chứa lượng sodium, glucose và độ thẩm thấu thích hợp để giúp quá trình đồng vận xảy ra tốt nhất và để tránh tình trạng dư sodium gây tiêu chảy thẩm thấu kèm theo.
Câu 6: Thành phần các dung dịch bù nước đường uống khác nhau như thế nào?
Mỗi dung dịch đều có ưu, nhược điểm riêng. Nhiều công thức pha chế tại nhà hoặc là rất thiếu hoặc là rất thừa điện giả hoặc đường. Bất lợi của dung dịch ORS là có hàm lượng calorie thấp, nhưng sự phát triển của dung dịch từ ngũ cốc hoặc polymer có hàm lượng calorie cao mà vẫn không tăng áp lực thẩm thấu vẫn còn đang nghiên cứu.
Câu 7: Các nguyên tắc hướng dẫn điều trị tối ưu cho trẻ bị tiêu chảy mất nước nhẹ là gì?
– Nên sử dụng ORS để bù nước
– Bù nước đường uống nên được thực hiện nhanh chóng, tốt nhất từ 50 – 1100mL/kg trong 3-4 giờ
– Để phục hồi dinh dưỡng nhanh, tùy theo độ tuổi, không cần hạn chế ăn uống, nên cho ăn ngay khi trẻ hết mất nước.
– Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, nên tiếp tục cho bú
– Đối với trẻ đang được nuôi bằng sữa công thức, không khuyến cáo dung công thức pha loãng và không cần thiết dung sữa công thức đặc biệt.
– ORS nên được dung thêm sau mỗi lần đi tiêu chảy.
– Không cần thiết làm xét nghiệm và không nên dung các loại thuốc không được chỉ định.
Câu 8: Khi tiêu chảy, những phương pháp cho ăn truyền thống nào không còn được khuyến cáo và nên được hủy bỏ?
– Chuyển sang sữa không lactose: điều này thường không cần thiết, hầu hết các thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em không cho thấy lợi ích. Một số đối tượng như suy dinh dưỡng nặng hoặc có mất nước thì công thức khoogn lactose có thể hữu ích.
– Công thức pha loãng: Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh sữa pha loãng ½ hoặc ¼ là khong cần thiết và gây ra kéo dài các triệu chứng làm chậm quá trình phục hồi dinh dưỡng.
– Dịch lỏng: thực phẩm giàu đường đơn (vd: đồ uống có ga, nước trái cây, món tráng miệng gelatin) cần tránh vì tính thẩm thấu cao có thể làm nặng thêm bệnh tiêu chảy.
– Tránh các loại thực phẩm nhiều mỡ: Chất béo có thể có lợi ích trong tiêu chảy do khả năng làm giảm nhu động ruột.
– Tránh thức ăn trong ít nhất 24 giờ: Ăn sớm làm giảm tính thấm thành ruột, làm giảm thời gian bị bệnh và cải thiện kết quả dinh dưỡng.