Câu 1: Con tôi được 23 tháng, tuy nhiên cháu chỉ nặng 12 Kg, như vậy có phải cháu bị suy dinh dưỡng không? Chế độ dinh dưỡng phù hợp như thế nào?
Trả lời: Chào bạn, theo tiêu chuẩn bé trai 24 tháng cân nặng tiêu chuẩn từ 10.8 – 13.6 Kg, bé gái 10.3 -13.0 Kg. Như vậy con bạn 12 Kg là bình thường bạn nhé. Giai đoạn này bé đã được ăn cơm, mỗi bữa cơm khoảng ½ chén cơm, lượng thịt cá bằng lòng bàn tay của bé, rau khoảng 1 nắm của bé và 5ml dầu/bữa trong chén canh (không quá 5 ngày/tuần). Sữa nên cho bé uống khoảng 300ml-500ml là đủ.
Câu 2: Khi mang thai thì mẹ bầu nên bổ sung Vitamin thế nào cho từng giai đoạn phát triển cụ thể của em bé? Ví dụ ở tuần bao nhiêu, em bé đặc biệt phát triển trí não thì mình bổ sung DHA, tuần bao nhiêu thì bổ sung Canxi hoặc các Vitamin khác?
Trả lời: Sau 3 tháng mẹ nên bổ sung Obimin Plus bởi trong đó có đầy đủ thành phần Vitamin và DHA luôn nên không cần cách tuần. Canxi thì mẹ nên bổ sung riêng, uống từ lúc phát hiện có thai, giai đoạn 6 tháng cuối thì nhu cầu Canxi của bé cao hơn nên mẹ có thể tăng liều lên 2 ống Canxi/ngày, Sắt và Acid Folic thì mẹ nên bổ sung trước khi mang bầu 1 tháng.
Câu 3: Trẻ vừa tròn 2 tuổi, nặng 12 Kg, cao 90 cm. Trẻ ăn không chịu nhai chỉ nuốt trỗng , có phải vì vậy mà trẻ hay bị táo bón không ạ? Cân nặng trong vòng 1 năm gần như không tăng , mỗi ngày trẻ uống 3 cử sữa , mỗi cử 140ml, vậy đã hợp lý và đủ cho trẻ phát triển chưa?
Trả lời: Trẻ có cân nặng và chiều cao đều nằm trong giới hạn bình thường. Giai đoạn trẻ 10 tháng ba mẹ nên chuyển sang ăn cháo hạt, 12 tháng nên chuyển sang ăn cơm thì bé sẽ nhai tốt hơn. Bây giờ ba mẹ nên tập lại bé nhai bằng cách cho bé gặm mẫu xương có ít thịt, không xay cháo nữa, tập ăn cơm hạt để bé tập nhai lại thì bé sẽ thưởng thức món ăn ngon hay dở. Táo bón nguyên nhân thường do thiếu nước và chất xơ từ rau xanh nên ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn đủ chất xơ, và thêm nước ép táo/cam/thơm không quá 120ml/ngày, tuần không quá 5 ngày. Lượng sữa giai đoạn này trẻ uống thường 300-500ml/ngày là đủ.
Câu 4: Mặc dù biết việc bổ sung các loại Vitamin từ trái cây cho trẻ dưới 1 tuổi là rất cần thiết, nhưng đâu là những loại trái cây có thể cho bé ăn trong giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi?
Trả lời: Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì trên 6 tháng trẻ có thể ăn được trái cây, chủ yếu ăn những trái cây ít ngọt, mềm như chuối, bơ, đu dủ, thanh long, kiwi.
Câu 5: Trẻ mới được 4 tháng 20 ngày, như vậy bé đã đủ tuổi ăn dặm chưa?
Trả lời: Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì sau 5.5 tháng mẹ có thể cho bé ăn dặm và không nên trễ quá 6.5 tháng. Nếu bé quá nhẹ cân thì giai đoạn này có thể cho ăn được nhưng cũng không cần thiết.
Câu 6: Trẻ hiện 3 tuổi rưỡi, rất lười ăn cơm nhưng lại chỉ thích ăn các loại bún, cháo, phở, bánh canh. Nói chung là bé chỉ ăn dạng sợi thôi. Vậy ăn như thế có được không?
Trả lời: Những thứ bé đang ăn cũng là tinh bột thay cơm được nên nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ. Nếu trẻ không thích ăn cơm, ba mẹ có thể chế biến những món khác nhau cho bé, miễn là đủ chất tinh bột trong thực đơn hằng ngày,
Câu 7: Trẻ được 17 tháng tuổi nhưng nặng 15 kg, vậy liệu có phải bị béo phì không?
Theo tháp đo dinh dưỡng, tỉ lệ cân nặng chuẩn của bé gái 17 tháng cân nặng tiêu chuẩn từ 8.9 – 11.4 Kg, trên 12.9 Kg là béo phì, trên 14.8 Kg là béo phì nặng. Như vậy trẻ 17 tháng tuổi mà nawgj 15kg là bị béo phì loại nặng, cho nên giai đoạn này bé không nên giảm cân mà mẹ chỉ cần chỉnh chế độ ăn và uống sữa cho bé.
Câu 8: Bé trai 3 tuổi rưỡi, nặng 15 Kg, cao 1m như vậy có bị gọi là suy dinh dưỡng không? Bên cạnh đó trẻ còn hay bị ho nhiều, chảy mũi, tháng nào cũng phải uống kháng sinh và đã uống liên tục từ đầu năm đến giờ. Vậy làm cách nào để cho cháu tăng cân, có sức đề kháng tốt để đỡ mắc bệnh?
Trả lời: Theo tháp đo dinh dưỡng, bé trai khoảng 40-42 tháng (3.5 tuổi), thì cân nặng tiêu chuẩn từ 13.6 – 17.2 Kg, chiều cao 95.9 – 103 cm. Như vậy, bé trai nặng 15 Kg, cao 100 cm thì nằm ở mức chuẩn của biểu đồ phát triển. Cháu không SDD, bé đang phát triển bình thường, hiếu động là tính cách của con nít mà. Bên cạnh đó, nhu cầu dinh dưỡng tiêu chuẩn của bé ở khoảng ½ chén cơm là đủ, lượng thịt cá bằng lòng bàn tay của bé. Những thực phẩm giúp trẻ tăng miễn dịch là Cá hồi/cá thu, sữa chua mẹ nên cho ăn cách ngày và ăn liên tiếp 2 tuần nghỉ 1 tuần ăn lại thì sẽ tăng hệ miễn dịch, các loại rau quả có màu vàng, đỏ, xanh có nhiều Vitamin cần thiết cho quá trình tạo miễn dịch. Nấm, con hàu có nhiều kẽm sẽ kích thích hệ miễn dịch của bé tốt lên. Trẻ dưới 5 tuổi rất ít tăng cân vì trẻ hay bị đau nhưng sau 5 tuổi trẻ sẽ tăng cân tốt hơn. Còn việc trẻ chỉ bị viêm họng đơn thuần do virus hoặc vi khuẩn 1 tháng 1 lần thì trẻ dưới 5 tuổi hay mắc phải.