Theo nghiên cứu, hiện nay độ tuổi bị loãng xương từ 50 tuổi trở lên đối với nữ và 60 trở lên đối với nam, ngoài các biện pháp hỗ trợ điều trị loãng xương bằng thực phẩm chức năng thì chế độ ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng đến việc điều trị và khôi phục xương ở người bị loãng xương. New Zealand Milk tổng hợp nhóm thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả!

Các loại hải sản

 

 

Với lượng canxi dồi dào, cũng như chứa nhiều chất đạm bổ dưỡng, hải sản là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe mà người bị loãng xương không nên bỏ qua. Bạn có thể nấu thật kỹ để xương và vỏ ngoài được nhừ để hấp thụ được nhiều canxi hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm khớp hay gout thì không nên ăn hải sản nhé.

Bị loãng xương nên ăn trứng

 

Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong trứng có chưa đến 18 – 29 IU vitamin D và nhiều dưỡng chất khác như Selen, canxi, folate,… đều là những thành phần rất tốt cho xương. Để không bị ngán, bạn có thể tùy ý chế biến thành nhiều loại món ăn từ chiến, luộc, ốp, kho với thịt,… và chỉ nên ăn trứng từ 2 – 3 quả/ lần, một tuần ăn 2 – 3 lần là đủ.

Sữa và chế phẩm từ đậu nành

Một trong những nguồn bổ sung canxi, vitamin D và protein dồi dào là từ sữa và các chế phẩm từ đậu nành. Đây là thực phẩm rất tốt để duy trì hoạt động và ngăn chặn tình trạng loãng xương. Chất isoflavones, một hormone nguồn gốc thực vật có nhiều trong đậu nành, là thành phần quan trọng cấu tạo xương và ngăn chặn quá trình lão hóa. Bạn nên uống sữa và ăn các chế phẩm từ đậu nành sẽ rất tốt và giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương.

Xương ống động vật

Trong xương động vật có nhiều canxi và các khoáng chất như phốt pho, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, đồng, niken, muối khoáng… rất tốt cho việc bảo vệ và phòng chống loãng xương cũng như các bệnh về xương khớp khác

Uống Trà

Uống trà là thói quen rất tốt đối với người cao tuổi bởi vì trong trà có chất flanovol giúp giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều trà dễ dẫn đến việc ngăn cản sự hấp thụ canxi qua đường máu

Thực phẩm giàu Omega – 3

Omega-3 không chỉ hỗ trợ điều trị loãng xương mà nó còn hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa khớp. Những thực phẩm chứa nhiều omega-3 gồm: cá thu, cá mòi, cá hồi. Để thu được cả omega-3 và canxi từ những món này thì khi chế biến nên nấu thật nhừ để có thể ăn được cả xương cá. Nếu trong thực đơn hàng ngày không thể cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết thì có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng và dầu cá.

 

Nước ép trái cây

 

Không chỉ với người bị loãng xương, mà nước ép hoa quả rất tốt cho cơ thể của chúng ta. Trong nước ép có hàm lượng Vitamin và canxi khá cao. Một số loại trái cây giàu canxi phù hợp với người bị loãng xương như chuối, cam,… Ngoài việc uống đủ nước, bạn có thể dùng 1 – 2 ly nước ép mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

Các loại ngũ cốc

 

Hàm lượng vitamin D có trong ngũ cốc khá cao. Thêm vào đó, các loại ngũ cốc làm từ lúa mạch nguyên cám không chỉ tốt cho xương mà còn rất nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng ngũ cốc mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nên lựa chọn cá loại ngũ cốc ít đường.

 

Người bị loãng xương nên tránh một số thực phẩm chứa chất gây ức chế cơ thể hấp thụ canxi và vitamin D, khiến mật độ khoáng xương suy giảm trầm trọng hơn, cụ thể: 

 

 

Thực phẩm chứa lượng natri cao: Pizza, thịt đóng hộp, các loại sốt, dưa muối, súp đóng hộp, bánh mỳ sandwich…

Đồ ăn vặt chứa nhiều đường: bánh cupcake, kẹo, kem…

Nước ngọt.

Đồ ăn thức uống có lượng caffeine lớn: cà phê, trà, sô cô la…

Nước uống có cồn: rượu, bia.

Loãng xương làm giảm khả năng chịu lực của khung xương, đặc biệt là khiến xương dễ gãy và khó lành sau mỗi chấn thương. Chính vì thế, bạn hãy kiên trì uống thuốc theo kê đơn bác sĩ, xây dựng thực đơn dinh dưỡng như đã chia sẻ trong bài viết và đừng quên bổ sung tinh chất Peptan để kiểm soát và phòng tránh loãng xương hữu hiệu nhé!