Thừa cân béo phì ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng. Chúng thường được “che đậy” bởi một cơ thể mũm mĩm nhưng khi kiểm tra mới phát hiện bé bị thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Có nhiều bậc phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, béo phì cho đến khi đi kiểm tra mới biết được. Vậy những hậu quả nào xảy ra khi trẻ bị thừa cân béo phì? Nguyên nhân gây tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em là gì?

 

Hãy cùng New Zealand Milk tìm hiểu cụ thể qua bài viết nhé!

Thừa cân béo phì là gì?

 

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định tình trạng thừa cân, béo phì như sau:

 

Riêng đối với trẻ em, WHO đánh giá tình trạng thừa cân béo phì dựa vào chỉ số BMI hoặc chỉ số cân nặng và chiều cao (tùy theo từng độ tuổi) của trẻ. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em và có hướng can thiệp kịp thời, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng càng sớm càng tốt khi thấy trẻ có những dấu hiệu: tăng cân quá nhiều so với chiều cao, mỡ tích tụ dày ở vùng ngực, nách, bụng, đùi…

 

 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ

 

Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý

 

 

Trẻ có chế độ ăn giàu chất béo (thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào…), chất bột đường (thức ăn nhiều đường gồm kem, chè, bánh ngọt, nước ngọt) đều có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ gia tăng béo phì. Thông thường, khẩu phần ăn của trẻ thừa cân béo phì thường vượt mức nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Do đó, phần năng lượng dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ và sẽ được tích trữ ở các cơ quan trong cơ thể gồm: mặt, cánh tay, ngực, bụng, bắp đùi, nội tạng…

 

Yếu tố gia đình và di truyền

 

 Nhiều trường hợp béo phì có tiền sử gia đình. Trẻ em có cha mẹ béo phì có thể mắc béo phì bất cứ tuổi nào: Tới 17 tuổi, tỉ lệ này gấp 3 lần trong gia đình cha mẹ không béo.Trong số trẻ béo phì có khoảng 80% trẻ có một cha hay mẹ béo phì, 30% có cả cha và mẹ béo phì

 

Do mắc các bệnh lý và dùng thuốc

 

Trẻ mắc các bệnh như bệnh suy giáp, bệnh cường năng tuyến thượng thận, bệnh tuyến yên, do dùng thuốc. Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

 

Ngủ ít

 

Các nghiên cứu nhận thấy trẻ ngủ ít dưới 8 giờ/ngày đêm sẽ có nguy cơ béo phì khi trên 15 tuổi. Ngủ ít nhưng đi nằm sớm, xem TV nhiều giờ, giảm hoạt động thể lực… Giấc ngủ của trẻ béo phì có thể bị rối loạn do sự biến động của các yếu tố hormon như serotonine.

 

Lười vận động 

 

 

Theo nghiên cứu của viện Dinh dưỡng Quốc gia, có mối liên quan giữa tình trạng lười vận động với thừa cân béo phì ở trẻ em. Trong đó, thời gian ngồi trước màn hình (bao gồm cả màn hình máy tính, tivi, điện thoại… ) là nguyên nhân chủ yếu. Hơn nữa, thời gian ngồi một chỗ tăng lên làm giảm thời gian vận động, giảm thể lực, tăng ăn vặt đặc biệt là những loại thực phẩm có nhiều chất béo và đường

 

Yếu tố tâm lý

 

Tâm lý chung của nhiều bố mẹ thường cho rằng trẻ nhỏ bụ bẫm mới đáng yêu nhưng không biết được hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em nguy hiểm như thế nào. Thực tế, những đứa trẻ hiếu động, có thói quen chạy nhảy, hoạt động liên tục, thường mạnh khỏe và học hỏi tốt hơn những trẻ bụ bẫm nhưng chậm cả thể chất lẫn tinh thần

 

Tác hại của bệnh béo phì đến trẻ em 

 

Nguy cơ bệnh tim mạch cao

 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bị béo phì có nguy cơ bị xơ vữa động mạch gấp 7,3 lần, bệnh động mạch vành tăng gấp 1,8 lần, tử vong do bệnh viêm mạch vành, nhồi máu cơ tim tăng gấp 2,3 lần so với trẻ có mức cân nặng bình thường.

 

Thoái hóa khớp, đau thắt lưng

 

Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh. Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

 

Bao gồm chân vòng kiềng (bệnh Blount), trượt đầu trên xương đùi. Ngoài ra, trẻ em béo phì có tỷ lệ gãy xương tăng cao, đau khớp thần kinh, đau cơ xương khớp (ví dụ: lưng, chân, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân), khả năng di chuyển bị giảm, và dị tật chi dưới. 

 

Bệnh về cơ quan  tiêu hóa

 

 

Dễ bị sỏi túi mật, sỏi trong gan, gan nhiễm mỡ sớm do tiêu thụ lượng lớn đường fructose và chất tạo ngọt  High fructose corn syrup  (HFCS) có trong nước có ga và các loại thực phẩm đóng hộp. Đường fructose và chất tạo ngọt HFCS đến gan sẽ chuyển hóa một phần thành acid béo gây tình trạng gan nhiễm mỡ.

 

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ

 

Trẻ dễ bị tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Ngại giao tiếp, các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.

 

Mắc bệnh mạn tính khi lớn

 

Trẻ mắc bệnh thừa cân, béo phì có thể không có biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây như các bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, suy giảm sinh dục. Trẻ gái dễ bị buồng trứng đa nang, trẻ trai bị tinh hoàn và dương vật nhỏ, thiểu năng hormon sinh dục ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này

 

Béo phì ở trẻ em gây ra rất nhiều hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt là các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, dậy thì sớm. Vì thế mỗi bậc phụ huynh đều cần quan tâm, chú ý để kiểm soát dinh dưỡng cho con em mình tốt hơn.