Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

 

 Khi mắc phải bệnh lý này, khung xương dễ bị gãy vỡ và khó phục hồi sau mỗi chấn thương. Người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ tàn phế nếu không được điều trị đúng lúc và đúng cách.

 

Bệnh loãng xương là gì? 

 

 

 Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

 

 Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

 

 Bệnh loãng xương có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn cả là ở người lớn tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Theo số liệu thống kê của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, nước ta có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và 150 nghìn người bị gãy xương do loãng xương.

 

 

 

Nguyên nhân bệnh loãng xương

 

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở người già, tiêu biểu như:

 

 Ăn uống thiếu canxi: Do tuổi cao hoặc bệnh tật nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể kém, hơn nữa chế độ dinh dưỡng hàng ngày lại nghèo nàn, không có thực phẩm giàu canxi hiện diện. Vì vậy những người cao tuổi này thường có nguy cơ bị loãng xương rất cao

 

 

 Lão hóa: Theo thời gian, xương trở nên mỏng hơn, đồng nghĩa rằng không có nhiều hàm lượng canxi trong xương. Hơn nữa ở người cao tuổi, lượng hormone trong cơ thể được sản sinh ít đi, dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm, góp phần làm giảm mật độ xương

 

Mắc một số bệnh về thận: Người cao tuổi mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, chấn thương, bệnh yếu liệt chi, bệnh mãn tính phải nằm dài ngày, lạm dụng thuốc có chứa corticoides trong thời gian dài

 

Do tuổi cao nên ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương: Nhiều người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không nhiều làm việc tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời không có. Từ đó làm việc hấp thu canxi không được tối đa, bài tiết canxi tăng nên dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.

 

 

Tuổi già ít vận động là nguyên nhân gây loãng xương chủ yếu ở người già

 

Di truyn: Nếu cha mẹ đã được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương dưới tuổi 50 thì nguy cơ loãng xương và gãy xương ở con cái sẽ không tránh khỏi và có thể gia tăng.

 

Ngoài ra một nguyên nhân khác nữa là do lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

 

Chẩn đoán loãng xương như thế nào?

 Đánh giá mật độ xương (mật độ khoáng chất trong mô xương) là cách chẩn đoán bệnh loãng xương nhanh chóng và chính xác nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng đo mức độ hấp thụ tia X để xác định tỷ lệ canxi và các khoáng chất khác trong xương. 

 Phần xương thường được tiến hành đo mật độ xương là xương cột sống, xương hông và xương cổ tay. Quá trình đo mật độ xương diễn ra nhẹ nhàng và thường chỉ mất khoảng 10 – 30 phút.

 Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để xác định các yếu tố có thể gây mất xương. Sau khi đã đánh giá cụ thể tình trạng và mức độ loãng xương cũng như nguy cơ gãy xương, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp cho từng trường hợp.

Cách hỗ trợ chữa bệnh loãng xương cho người già

 

 Thay đổi thành phần thức ăn: Để xương chắc, bạn phải được cung cấp đủ canxi. Tuy nhiên, không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng có giá trị. Nếu hàm lượng khoáng chất này cao nhưng có tương quan không thích hợp với magie và phospho thì cơ thể sẽ khó hấp thu canxi.

 

 Canxi có tương đối nhiều trong các loại thực phẩm, nhưng chỉ những thực phẩm có mối tương quan giữa chất này và các thành phần khác thích hợp thì mới có giá trị:

 

 – Sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao, lại tương quan thích hợp với phospho và magiê nên dễ đồng hóa và được sử dụng hoàn toàn trong cơ thể. Lời khuyên tốt nhất cho những bệnh nhân loãng xương nên uống từ 2-3 ly sữa giàu canxi mỗi ngày. Bên cạnh canxi, một số loại sữa có đạm đậu nành và thêm thành phần collagen thủy phân hỗ trợ tái tạo sụn khớp, giúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn. Ngoài sữa ra thì bệnh nhân cũng cần quan tâm đến những sản phẩm được chế biến từ sữa như: phô mai, sữa chua, bánh Flan,..

 

 

Sữa cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết

 

 Bổ sung canxi thông qua khẩu phần ăn hằng ngày: 

 

 -Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc hấp thụ 1000 mg canxi mỗi ngày.

 

 -Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa  hoặc 1000 mg canxi mỗi ngày.

 

 -Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa  hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.

 

 -Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200 mg canxi mỗi ngày.

 

 Thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương. Những thay đổi cần phải làm là thường xuyên thực hiện các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu nặng và các bài tập tăng cường cơ bắp. Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, và hấp thụ đủ canxi (ít nhất là 1.200 mg/ngày) và vitamin D (ít nhất là 800 IU/ngày) trong chế độ ăn uống. Thuốc bổ sung canxi có thể giúp tăng lượng canxi và vitamin D được dùng để giúp cơ thể hấp thụ canxi. 

 

Thường xuyên tập thể dục là một biện pháp điều trị loãng xương hiệu quả 

 Dùng kháng thể 

 Kháng thể giảm nguy cơ gãy xương hiệu quả tương tự, thậm chí tốt hơn so với Bisphosphonates. Bạn phải đưa kháng thể vào cơ thể bằng cách tiêm 6 tháng/ 1 lần và sử dụng đến hết cuộc đời bởi nếu dừng, nguy cơ gãy xương sẽ quay lại.

 Bổ sung vitamin D

 Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Người trưởng thành nên cung cấp đủ 10 microgam vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể tiếp nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mòi, hàu, tôm, trứng, nấm…

Bạn đã biết những thực phẩm bổ sung vitamin D cho cơ thể? | Medlatec

 Trường hợp đã bị loãng xương phải hết sức cẩn thận khi làm các động tác mạnh, đi lại cũng phải tránh ngã, vấp, khuỵu, gập chân, tay, nhất là lên cầu thang vì rất dễ gây gãy xương đặc biệt là xương đùi. Gãy cổ xương đùi là một cấp cứu ngoại khoa nặng vì dễ dàng gây sốc và hậu quả xấu khó lường.

SỮA BỘT NGUYÊN CHẤT CHÂU ÂU NEWZELAND MILK GROUP BONE

 

 Để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể dưỡng chất cần cho xương là canxi, vitamin D… mà có thể chưa nhận đủ từ chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung canxi nano để tăng lượng hấp thu, không lo thừa và gây những tác dụng phụ là táo bón, sỏi thận như khi bổ sung bằng canxi thông thường. Có thể tìm thấy các dưỡng chất này trong cùng 1 gói sữa bột Châu Âu New Zealand Milk Group Bone  gồm canxi, vitamin, khoáng chất. Ba dưỡng chất này sẽ giúp đưa canxi vào đúng chỗ cần là xương và giúp xương chắc khỏe.

 

 Để bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi, bên cạnh việc bạn nên đưa người thân đến cơ sở y tế khám sức khỏe tổng quát thường xuyên thì có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua con đường ăn uống, giúp hấp thu dễ dàng hơn.

 

 Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY

 

 Hotline: 090 268 1389 – 038 871 0326

 

 Email: info@newzealandmilkgroup.vn

 

 Website: www.newzealandmilkgroup.vn