Câu hỏi 22: Việc kiểm tra cân nặng cơ thể có ý nghĩa gì?

 

Việc kiểm tra cân nặng là một cách mà bệnh nhân tiểu đường có thể nhanh chóng kiểm tra xem liệu chế đọ ăn uống và tập luyện hàng ngày có được thực hiện đúng cách hay không. Đặc biệt vì bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh có liên quan sâu sắc đến tình trạng béo phì, bệnh nhân hãy cố gắng duy trì cân nặng phù hợp nhất có thể. Hãy quyết định khoảng thời gian kiểm tra cân nặng (ví dụ sau khi thức dậy) để các điều kiện kiểm tra không thay đổi.

 

Câu hỏi 23: Tăng cân do nguyên nhân nào?

 

Nguyên nhân phổ biến nhất của việc tăng cân là ăn quá nhiều và thiếu tập luyện. Khi kiểm soát đường huyết trở nên ổn định, bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy an tâm và có xu hướng bỏ bê chế độ ăn uống và tập luyện. Hãy luôn nhớ tình trạng khi bắt đầu điều trị để không chủ quan, lơ là điều trị.

 

Câu hỏi 24:Việc đo lượng mỡ trong cơ thể thường xuyên có ý nghĩa gì? 

 

Chất béo đóng vai trò là nguồn dự trữ năng lượng, tuy nhiên chất béo cũng làm tăng nồng độ lipid trong máu gây tăng lipid máu hoặc giải phóng các chất gây cản trở chức năng của insulin, tăng tính kháng insulin và gây bệnh tiểu đường. Việc duy trì tỷ lệ mỡ cơ thể thích hợp cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường.

 

Câu hỏi 25:Vì sao cần đo lượng đường trong nước tiểu ?

 

Vì lượng glucose trong máu (đường huyết) rất cần thiết cho cơ thể nên glucose không được bài tiết với số lượng lớn qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu tăng cao, chẳng hạn như sau bữa ăn, một lượng đường nhỏ (50 mg/dL trở xuống) ở người bình thường và một lượng đường lớn (100 mg/dL trở lên) ở bệnh nhân tiểu đường sẽ đi qua thận và xuất hiện trong nước tiểu. Đó là đường trong nước tiểu. Từ kết quả kiểm tra đường trong nước tiểu âm tính hay dương tính, trường hợp kết quả dương tính, mọi người có thể nắm bắt được lượng đường trong máu một cách khái quát.

 

Câu hỏi 26: Tại sao không có tình trạng đường trong nước tiểu nhưng vẫn bị chẩn đoán là bị tiểu đường?

 

Tên của bệnh tiểu đường là một cái tên được đặt dựa trên thực tế là nước tiểu có vị ngọt (đường được trộn trong nước tiểu) khi người ta chưa biết rằng bệnh tiểu đường là do tình trạng lượng đường trong máu cao “tăng đường huyết“. Mặt khác, hiện nay người ta biết rằng kết quả kiểm tra lượng đường trong nước tiểu trở nên dương tính là do lượng đường trong máu cao.

 

Và bệnh tiểu đường là một căn bệnh có các biến chứng đáng sợ. Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng các biến chứng tiểu đường xảy ra ở những người có chỉ số đường huyết lúc đói là 126 mg/dL trở lên và lượng đường trong máu sau ăn là 200 mg/dL trở lên. Dựa trên những khảo sát và thống kê đó, hiện nay đã có các tiêu chuẩn chẩn đoán đối với bệnh tiểu đường và sự khác biệt liệu đường có được bài tiết trong nước tiểu hay không cũng có ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường, nhưng không hẳn mang ý nghĩa quyết định.

 

Câu hỏi 27:Thời gian nên đo lượng đường trong nước tiểu ?

 

Nên đo lượng đường trong nước tiểu ngay sau khi ngủ dậy, các thời điểm đo thích hợp là sau khi ngủ dậy, ba lần trước và hai giờ bữa ăn, trước khi đi ngủ.

 

Câu hỏi 28: ý nghĩa của việc đo Protein niệu là gì?

 

Protein niệu thường là âm tính. Khi biến chứng bệnh thận tiểu đường tiến triển đến một mức độ nào đó, protein sẽ bị lẫn trong nước tiểu. Đối với các bệnh thận nói chung bao gồm bệnh thận tiểu đường, lượng protein trộn trong nước tiểu là một chỉ số quan trọng để biết tình trạng của bệnh.

 

Câu hỏi 29:Các bệnh khác nào ngoài tiểu đường cần chú ý?

 

Thường là các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm, viêm phổi, túi mật, viêm bàng quang, tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, cần cẩn thận khi bị thương, bị bỏng, hoặc khi điều trị nha khoa. Việc có thể để vượt qua ngày “sick day” một cách tốt đẹp trong một khoảng thời gian ngắn là một điểm chính ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị tiểu đường cũng như phòng ngừa và đối phó với tình trạng hạ đường huyết.

 

Câu hỏi 30:Tại sao bệnh nhân tiểu đường khi bị các bệnh khác thường lâu khỏi hơn?

 

Khi bị tăng đường huyết, sức đề kháng của cơ thể giảm xuống. Do đó, sự phục hồi của bệnh có thể bị trì hoãn hoặc tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra trước khi lành bệnh, và bệnh thường có xu hướng kéo dài lâu khỏi hơn. Ngoài ra, tình trạng mất nước do tăng đường huyết cũng ảnh hưởng làm lượng đường trong máu tăng cao hơn.