Câu hỏi 1: Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
Trả lời: Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng ở nhiều cơ quan khác như: tim, gây nhồi máu cơ tim; não, gây đột quỵ, tai biến mạch máu não, liệt nửa người; nguy cơ nhiễm trùng làm các vết thương lâu lành, khả năng dẫn đến hoại tử; thận, suy thận mãn tính giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ; mắt, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc và dẫn đến mù lòa.
Câu hỏi 2: Những nguyên nhân chính thường gặp dẫn đến bệnh tiểu đường?
Trả lời: Đầu tiên, các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường thường liên quan đến di truyền, các bệnh lý về gen hoặc do môi trường. Ví dụ, bệnh nhân đái tháo đường loại 1 thường xuất hiện ở người trẻ nhiều hơn, do tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối, phải sử dụng đến insulin ngoại sinh. Khi tuyến tụy bị phá hủy từ 75-80% thì bệnh sẽ xuất hiện trên lâm sàng và người bệnh thường đến bệnh viện với tình trạng cạn kiệt insulin hoàn toàn. Khi cơ thể người không thể tự tiết ra insulin thì khi đó 80% xác định mắc bệnh tiểu đường.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm đái tháo đường thể đặc biệt, thì có liên quan đến các bệnh lý về gen, làm giảm chức năng hoạt động của tế bào beta (tế bào tiết ra insulin). Có thể do bệnh nhân tiếp xúc các loại thuốc như thuốc diệt chuột, thuốc điều trị viêm khớp, hóa chất… hoặc bị nhiễm trùng, nhiễm virus, chấn thương tụy (ung thư tụy, cắt bỏ tụy).
Ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 hay đái tháo đường thai kỳ, các nguyên nhân cũng tương tự nhau: do di truyền (trong gia đình có người thân mắc bệnh); do môi trường, xã hội ngày càng phát triển, khiến chúng ta có một lối sống lười vận động, thường xuyên dùng ôtô/xe máy mà ít khi đi bộ hay đi xe đạp; chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, quá dư thừa năng lượng dẫn đến thừa cân, béo phì.
Câu hỏi 3: Khi nào được chẩn đoán bị tiểu đường?
Trả lời: Một người chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi được xác nhận là có mức đường huyết cao.
Ngoài chẩn đoán bằng chỉ số đường huyết, nó có thể được chẩn đoán bằng giá trị xét nghiệm HbA1c.
Lưu ý, tiêu chí đánh giá khi kiểm tra “thử nghiệm dung nạp glucose”:
– Đáp ứng một trong hai hoặc cả hai trường hợp: lượng đường trong máu khi đói ở mức 126 mg/dL, lượng đường trong máu sau 2 giờ dung nạp glucose ở mức ≥ 200 mg/dL thì sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
– Lượng đường trong máu khi đói ở mức dưới 110 mg/dL và lượng đường trong máu sau 2 giờ dung nạp glucose ở mức < 140 mg/dL thì được đánh giá là bình thường.
– Khi không thuộc hai loại trên thì bạn sẽ được chẩn đoán ở giai đoạn tiền tiểu đường, “mức ranh giới”.
Câu hỏi 4: Một số biến chứng thường gặp là gì?
Trả lời: Biến chứng là loại bệnh mới phát sinh liên quan đến một bệnh nào đó. Nếu không kiểm soát được bệnh tiểu đường, sẽ xảy ra tình trạng rối loạn mạch máu nhỏ trên toàn bộ cơ thể, cuối cùng xảy ra các bệnh về mắt, thận và dây thần kinh. Đó là một vài biến chứng của bệnh tiểu đường.
Câu hỏi 5: Tiểu đường type 2 có phải do di truyền không?
Trả lời: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh do các yếu tố di truyền như sự tiết insulin bị giảm hoặc thể trạng có tính kháng insulin. Mặc dù được di truyền thể trạng như vậy nhưng xác suất khởi phát bệnh có thể được giữ ở mức thấp nếu ảnh hưởng đến cơ thể do lối sống là nhỏ. Ngược lại, khi không có nền tảng di truyền thể trạng như vậy, nếu bệnh tiểu đường tuýp 2 không khởi phát dù lối sống bị xáo trộn thì thật tốt.
Câu hỏi 6: Nếu gia đình không mắc bệnh tiểu đường thì có phải lo lắng về bệnh này không?
Trả lời: Để kiểm tra tất cả những người có quan hệ ruột thịt có bị bệnh tiểu đường là điều khá khó khăn. Mọi người không chủ động nói về bệnh tật của bản thân khi không cần thiết. Vì vậy dù chưa bao giờ nghe câu chuyện rằng có người trong gia đình bị tiểu đường, cũng không thể đảm bảo không có nền tảng di truyền bệnh. Ngoài ra, ngay cả trong gia đình thực sự không có người bị bệnh tiểu đường, vẫn chưa chắc chắn rằng yếu tố di truyền thể trạng bệnh tiểu đường sẽ di truyền như thế nào. Nếu thế hệ tổ tiên đời trước có người bị tiểu đường thì bệnh cũng có thể xuất hiện ở đời sau và trường hợp ảnh hưởng của lối sống đến cơ thể mạnh thì tỉ lệ mắc bệnh cũng tăng cao.