Loãng xương là căn bệnh diễn biến âm thầm và hầu như người cao tuổi nào cũng gặp phải với mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Đó là tình trạng xương đã mất đi một số thành phần, không còn nguyên vẹn trong cấu trúc xương nữa. Vậy tại sao người già thường bị loãng xương?
Loãng xương có thể gặp ở bất cứ ai nhưng người già là đối tượng dễ mắc nhất do khả năng miễn dich, sức khỏe của họ đã kém đi, cũng như tổng quãng thời gian lao động dài hơn những đối tượng khác. Loãng xương gây đau và bất tiện trong cuộc sống nên cần phát hiện và điều trị sớm.Hiểu đúng về chứng bệnh này sẽ giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bệnh loãng xương ở người già là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ cho ta biết lượng chất khoáng trong 1 đơn vị diện tích hoặc thể tích của xương. Còn chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, tốc độ chuyển hóa của xương, độ khoáng hóa, mức độ tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương“
Loãng xương hay còn được gọi là xương xốp, là tình tràng sức mạnh của xương suy yếu, không còn rắn chắc như bình thường.
Xương được cấu tạo nên từ các sợi collagen và khoáng chất. Sau khoảng 45 tuổi, một số thành phần của xương dần mất đi và gây tình trạng loãng xương. Xương không còn dày đặc và mạnh mẽ như trước. Lúc này, cấu trúc xương cũng dễ bị phá vỡ hơn bình thường, nhất là khi bạn gặp chấn thương như bị ngã.Người già người cao tuổi thường dễ bị loãng xương do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương tác động trực tiếp gây ra các cơn đau, dễ thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người bệnh nên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống.
Biểu hiện của bệnh loãng xương
Đau nhức xương khớp, mỏi tay, đau vai gáy là những biểu hiện rõ ràng nhất của người mắc bệnh loãng xương
– Đau nhức xương hay gặp là đau lưng, đau chân tay, các khớp và mỏi bại hông, đặc biệt là các khớp xương chịu lực mạnh như: xương sống, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, các xương dài như: xương đùi, xương cẳng chân, xương cánh tay, cẳng tay, đốt sống thắt lưng và dễ dàng bị gãy xương do bị ngã, vấp… Đau nhức xương và các khớp xương thường rõ nhất vào ban đêm.
– Một triệu chứng khác cũng hay xuất hiện ở những người loãng xương là chuột rút.
– Bị gù vẹo cột sống do đốt sống bị lún, xẹp làm giảm chiều cao so với lúc người bệnh còn trẻ.
– Các triệu chứng toàn thân như cảm giác ớn lạnh, hay bị chuột rút, đổ nhiều mồ hôi.
Ngoài ra, ở những người cao tuổi bị loãng xương thường kem theo đó là các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, thoái hóa khớp, thừa cân,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở người già
Có nhiều nguyên nhân đến bệnh loãng xương ở người già, trong đó chủ yếu:
-Ít vận động ngoài trời: Người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên ít tiếp xúc với ánh nắng, do đó quá trình chuyển hóa vitamin D dưới da thành vitamin D bị giảm sút. Điều này khiến cơ thể hấp thu canxi kém, bài tiết canxi tăng, gây nên tình trạng thiếu canxi và loãng xương.
– Thiếu vận động: Nhiều người già nằm giường bệnh lâu ngày, không vận động hoặc không có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên, có thể khiến xương khớp và cơ bắp trở nên yếu đi, không chỉ làm tăng nguy cơ loãng xương mà còn gián tiếp đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp
– Lão hóa: Theo thời gian, xương trở nên mỏng hơn, đồng nghĩa rằng không có nhiều hàm lượng canxi trong xương. Hơn nữa ở người cao tuổi, lượng hormone trong cơ thể được sản sinh ít đi, dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm, góp phần làm giảm mật độ xương.
– Ăn uống thiếu canxi: Do tuổi cao hoặc bệnh tật nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể kém, hơn nữa chế độ dinh dưỡng hàng ngày lại nghèo nàn, không có thực phẩm giàu canxi hiện diện. Vì vậy những người cao tuổi này thường có nguy cơ bị loãng xương rất cao.
Một số phương pháp điều trị bệnh loãng xương ở người già
Tập thể dục đúng cách là một trong những phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả
– Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, bổ sung vitamin,canxi, khoáng chất cần thiết cho sự hấp thu và trao đổi trong cơ thể
-Thường xuyên vận động: tập các bài tập thể dục nhịp điệu vừa phải, đi bộ, chạy, tập dưỡng sinh, yoga,…
-Dùng một số loại thuốc điều trị bệnh loãng xương: canxi, khoáng, vitamin D
– Hạn chế sử dụng bia, rượu, các chất kích thích.
-Khám sức khỏe định kì theo sự chỉ định của bác sĩ
Bên cạnh đó, người bị bệnh loãng xương có thể bổ sung thêm Canxi và các chất thiết yếu khác thông qua các thực phẩm chức năng. Dòng sản phẩm Sữa tươi New Zealand Milk Group Bone do Công ty cổ phần tập đoàn New Zealand Milk sản xuất cung cấp Vitamin, Khoáng chất, và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, có tác dụng hỗ trợ tăng cường dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giảm nguy cơ tái hóa xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe.
Dòng sữa New Zealand Milk Group Bone với hơn 35 loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
Nguyên liệu để làm nên 1 ly sữa tươi New Zealand Milk Bone hoàn toàn được nhập khẩu từ Châu Âu, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với hơn 35 tinh chất dinh dưỡng: Vitamin (K1, A, D3, B6, B9, E, C,…), Iron, Biotin, Calcium, Collagen II, tinh chất đạm Whey, sữa bột toàn phần, Tricalci Phosphat,…
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh và hiệu quả nhất
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NEW ZEALAND MILK
Hotline: 090 268 1389 – 038 871 0326
Địa chỉ:số 52 đường số 32 (Nguyễn Thị Hé), ấp Thượng, xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam