Trẻ biếng ăn là vấn đề hết sức đau đầu của bậc phụ huynh bởi hệ lụy rất nặng nề khiến trẻ còi cọc, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển, … Trẻ biếng ăn dẫn tới thiếu các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, vitamin A, C, D,… Phần lớn trẻ em suy dinh dưỡng có nguyên nhân chính là do biếng ăn không đáp ứng được chỉ số tăng trưởng dẫn tới thấp bé so với các trẻ khác đồng trang lứa, không tăng cân. Muốn loại bỏ chứng biếng ăn ở trẻ đòi hòi sự hiểu biết cũng như kiên trì trong việc chăm sóc. Việc gây sức ép để trẻ ăn là không nên bởi nó có thể gây tâm lý không tốt ở trẻ nhỏ bởi vậy biện pháp khắc phục chứng biếng ăn của trẻ theo từng nguyên nhân sẽ giúp phụ huynh giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại và phát triển toàn diện.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn
3. Do thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra
4. Trẻ không ăn đồ ăn chúng không thích
Đây là thói quen xấu dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Việc cha mẹ thường xuyên chiều chuộng con, cho trẻ ăn đồ ăn chúng yêu thích trong một thời gian dài có thể khiến các bé kén ăn. Để lâu dần, việc này có thể dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng do không ăn đủ chất và trẻ sẽ từ chối ăn các thức ăn giàu dưỡng chất mà trẻ không thích. Tuy nhiên, dù được ăn thức ăn yêu thích, trẻ cũng có thể biếng ăn do ăn một món quá nhiều lần khiến trẻ ngán.
5. Yếu tố sinh học và di truyền
-Các nhà nghiên cứu cho rằng biếng ăn thường có xu hướng di truyền.
-Trẻ được sinh ra trong những gia đình có tiền sử bị các bệnh mạn tính như: viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan… có nguy cơ biếng ăn cao hơn những người khác.
.
6. Trẻ bị bệnh thường rất biếng ăn
Nếu cho trẻ ăn đúng cách nhưng trẻ vẫn biếng ăn thì chắc hẳn trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tránh để trẻ biếng ăn lâu ngày ảnh hưởng sức khỏe. Trẻ mắc bệnh thường rất biếng ăn, mệt mỏi. Cho nên khi trẻ có các biểu hiện mắc bệnh, phụ huynh cần quan tâm hơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường uống sữa giúp trẻ tăng cân để bù đắp vi chất thiếu hụt do biếng ăn ở trẻ. Phụ huynh cần cho trẻ ăn nhiều bữa và không nên ép trẻ ăn. Chế biến thực đơn theo khẩu vị của trẻ, nếu trẻ biếng ăn thì đừng lo lắng quá, trẻ hết bệnh phụ huynh nên bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Để kích thích trẻ ăn uống tốt nên cho trẻ uống các loại nước hoa quả, sữa giúp trẻ suy dinh dưỡng để cung cấp năng lượng, vừa cung cấp vitamin và chất khoáng cho trẻ.
7.Yếu tố môi trường
-Sự thay đổi hormone xảy ra ở thanh thiếu niên, đặc biệt là ở tuổi dậy thì cũng có thể khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn. Đây gọi là chứng chán ăn ở tuổi dậy thì.
-Áp lực học hành hoặc căng thẳng trong các mối quan hệ ở trường có thể khiến trẻ chán ăn.
-Khi trẻ tập các bài tập thể dục quá vất vả như thể dục dụng cụ, điền kinh hoặc tham gia các trò chơi hoạt động mạnh cũng có thể khiến trẻ cảm thấy chán ăn.
-Có chuyện đau buồn như người thân trong gia đình qua đời hoặc cha mẹ ly hôn… cũng có thể khiến trẻ chán ăn.
8. Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn
Đây là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra tâm lý biếng ăn, sợ ăn của trẻ. Bởi vì lượng ăn cho trẻ nhiều khiến các cơ quan tiêu hóa hoạt động nhưng vẫn không tiêu hóa hết thức ăn dẫn đến trẻ biếng ăn và có cảm giác no không muốn ăn. Cho nên cần phải chăm sóc trẻ đúng cách và cho trẻ ăn uống với lượng thức ăn hợp lí.Để giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, có thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tăng thèm ăn, tăng sức đề kháng, nên bổ sung men vi sinh chứa đồng thời các khuẩn có lợi (Probiotics) và chất xơ hòa tan (Prebiotics). Các vi chất này có rất nhiều trong các loại sữa giúp trẻ suy dinh dưỡng tăng cân khỏe mạnh.
Một số biện pháp hỗ trợ khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ
– Để phòng tránh tình trạng biếng ăn ở trẻ, phải thực hiện từ sớm, từ khi trẻ còn đang trong bụng mẹ. Các bà mẹ mang thai phải có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống sữa, uống bổ sung các vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt,… Điều này sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, đảm bảo khỏe mạnh khi được sinh ra, là tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.
-Kết hợp với bữa ăn cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước quả có đường để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như kẽm, iốt, vitamin nhóm B,D… theo chỉ dẫn của thầy thuốc
-Tạo thực đơn với đa dạng các thức ăn và trình bày bữa ăn đẹp mắt
-Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và cho trẻ ăn cùng gia đình (nếu có thể)
+Đặt quy tắc cho con là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến cữ ăn nhẹ và bữa ăn chính.
+Trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10–15 phút, hãy thông báo cho bé biết là đã sắp đến giờ ăn.
+Hầu hết trẻ em thích bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ, là tấm gương tốt cho bé trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
+Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Trước tiên phải tìm nguyên nhân tại sao trẻ lại biếng ăn? Tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp điều trị khác nhau phù hợp cho từng trường hợp.