- Uống sữa nóng hay sữa lạnh cái nào tốt hơn?
Thực tế, cả sữa nóng và sữa lạnh đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào đặc điểm khí hậu, thời gian trong ngày và sở thích của bạn, để lựa chọn phù hợp.
Một trong những lý do tại sao nhiều người khuyên bạn nên uống sữa lạnh là vì sữa đã được tiệt trùng trước khi đóng hộp. Sữa lạnh chứa các chất dinh dưỡng vi lượng và chất điện giải cần thiết giúp bạn có đủ năng lượng để hoạt động suốt cả ngày. Nhưng bạn hãy nhớ rằng uống sữa lạnh vào buổi sáng sẽ tốt hơn. Uống sữa lạnh vào ban đêm có thể gây nên chứng khó tiêu và khiến bạn khó ngủ.
Sữa nóng cũng mang nhiều lợi ích như sữa lạnh. Nhưng bạn nên uống sữa tùy theo tình hình thời tiết và khả năng chịu đựng của cơ thể đối với nhiệt độ thực phẩm. Sữa ấm giúp ngủ ngon hơn, đó là do sữa có chứa melatonin và axit amin gây buồn ngủ và được kích hoạt nhiều hơn khi sữa được làm nóng.
2. Nhiều người thắc có nên đông lạnh sữa để bảo quản hay không, sữa đông lạnh có bị biến chất giảm dinh dưỡng và gây nguy hiểm khi sử dụng hay không?
Câu trả lời của chúng tôi là không bạn nhé. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các làm đông lạnh sữa để kéo dài hạn sử dụng của sữa. Hơn nữa, đây cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền vì bạn sẽ có thể mua sỉ và được giảm giá! Sữa rã đông rất an toàn và cũng giàu dinh dưỡng như sữa tươi, vì thế, chẳng có lí do gì mà bạn không nên trữ đông sữa!
3. Thời điểm uống sữa tốt nhất?
Khởi động ngày mới với sữa
Cho sữa vào món ngũ cốc hay cháo yến mạch, có vẻ không mới mẻ nhưng vẫn là một cách tuyệt vời và hiệu quả để bắt đầu một ngày mới, bạn cũng có thể cho sữa vào cốc sinh tố hoa quả để thêm ngon miệng và bổ dưỡng.
Uống sữa vào các giờ ăn nhẹ
Sữa rất thích hợp cho bữa ăn nhẹ sau giờ trưa, độ ngọt vừa phải, giàu chất dinh dưỡng, lượng protein và tinh bột đều cân bằng vừa phải. Một cốc sữa vào giữa giờ chiều vừa dễ dàng thuận tiện, lại đủ no, nó vừa giúp bạn vẫn ăn ngon bữa tối mà không bị chán ngán như khi bạn ăn kẹo.
Uống sữa trước khi đi ngủ
Thói quen tốt trước khi đi ngủ này có thể giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Ngủ không ngon có thể làm giảm sự trao đổi chất và tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y.
4. Sai lầm cần tránh khi uống sữa?
Không uống sữa khi đói
Tốt nhất là ăn kèm với đồ ăn giàu tinh bột. Khi đói, sự nhu động trong dạ dày và ruột diễn ra nhanh, sữa sẽ chỉ “ở trọ” trong dạ dày một thời gian rất ngắn, nên chất dinh dưỡng sẽ không được tiêu hóa và hấp thụ hết.
Không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong
Các khâu trong quá trình sản xuất và vận chuyển sữa bò đều có thể bị nhiễm vi trùng có hại, cho nên không nên uống sữa bò khi vừa vắt xong.
Không nên uống sữa quá đặc
Sữa quá đặc sẽ làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Không pha sữa với đường đỏ
Axit oxalic trong đường đỏ sẽ làm biến chất protein trong sữa bò, khiến cho chức năng tiêu hóa bị “mất thăng bằng”, thậm chí cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng như sắt, từ đó gây ra chứng “thiếu máu do uống sữa bò”. Cho nên khi uống sữa bò không được cho thêm đường đỏ, nhưng có thể cho một lượng vừa phải đường trắng hoặc đường phèn để điều hòa vị, cần phải chú ý là không nên cho quá nhiều sẽ dễ bị béo phì.
Tốt nhất là nấu gián tiếp và không quá lâu
Trực tiếp làm nóng có thể khiến cho protein trong sữa bò ngưng tụ lại, nấu quá lâu sẽ khiến chất calcium phosphate (canxi phốt phát) trong sữa chuyển từ tính axit sang trung tính rồi kết tủa lại, chất lactose sẽ bị phân giải thành axit lactic và axi formic do bị đun nóng lâu, từ đó làm giảm chất dinh dưỡng trong sữa bò cả về màu sắc, mùi thơm và vị của sữa.