Câu hỏi 1: Huyết áp cao/thấp xuất hiện như thế nào?

 

Trả lời: 

 

Một phần của não, còn gọi là trung tâm tuần hoàn máu là nơi quyết định mức độ của huyết áp và được điều hoà bằng những thông tin phản hồi từ hệ thần kinh trung ương. Cường độ và tần số của tim (xung mạch), cũng như bề rộng của các thành mạch máu khi thay đổi sẽ điều chỉnh mức độ của huyết áp. Mức huyết áp động mạch thay đổi định kỳ trong suốt quá trình hoạt động của tim: Trong quá trình “đẩy máu ra” (tâm thu), giá trị đạt tối đa (mức áp lực tâm thu), ở cuối “chu kỳ nghỉ” của tim (tâm trương) đạt giá trị tối thiểu (mức áp lực tâm trương). Các trị số áp suất phải nằm trong mức bình thường để ngăn ngừa những căn bệnh đặc trưng.

 

Câu hỏi 2: Mức nào được coi là bình thường?

 

Trả lời:

 

Nếu, ở trang thái nghỉ, huyết áp tối thiểu trên 90mmHg và/hoặc huyết áp tối đa trên 140mmHg thì gọi là cao huyết áp. Trong trường hợp đó,vui lòng tham vấn bác sĩ. Nêu huyết áp ở mức đo trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn đo mối liên hệ mật thiết giữa áp lực mạch máu với các cơ quan trong cơ thể.

 

Bạn cũng cần phải tham vấn bác sĩ nếu huyết áp cũng quá thấp, như huyết áp tối đa dưới 100mmHg, huyết áp tối thiểu dưới 60mmHg. Trong trường hợp huyết áp bình thường, tốt nhất bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Nhờ đó bạn có thể phát hiện những thay đổi bước đầu của huyết áp và có kế hoạch ngăn chặn kịp thời.

 

Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị dùng thuốc để hạ huyết áp. Nên ghi lại giá trị huyết áp bằng các thiết bị đo cá nhân tại những thời điểm đặc biệt trong ngày. Đem những sô liệu đó gặp bác sĩ. Đừng bao giờ dùng những số liệu đó mà tự ý thay đổi hay giảm lượng thuốc nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

 

Sau đây là bản phân loại huyết áp theo mmHg của WHO
 

 

Mức độ Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu
Huyết áp thấp                  Dưới 100               Dưới 60
Bình thường                    Từ 100 – 120          Từ 60 – 80
Cao huyết áp vừa phải    Từ 140- 160           Từ 90 – 100
Cao huyết áp trung bình Từ 160 – 180        Từ 100 – 110
Cao huyết áp quá mức    Trên 180               Trên 110

 

Câu hỏi 3: Hoạt động thể thao nào thích hợp cho người mắc chứng cao huyết áp?

 

Trả lời:

 

Với bệnh cao huyết áp thông thường, những nhánh cuối cùng của động mạch (tiểu động mạch) bị thắt lại, làm tăng trở kháng đến quá trình tuần hoàn. Các cơ vận động sẽ làm cho  các tiểu động mạch nới rộng ra, vì thế sự vận động của cơ phụ thuộc nhiều vào máu giàu oxi. Chương trình tập thể dục thể thao rèn luyện sức bền phải kéo dài ít nhất 30 phút thì mới có hiệu quả điều trị hữu hiệu bệnh cao huyết áp, một số hoạt động thể thao điển hình: đi bộ nhanh, đi bộ trên núi, chạy bộ, đạp xe, trượt tuyết việt dã, bơi lội,…

 

Các nhóm cơ lớn vận động nhịp nhàng cùng với những hoạt động thể thao. Nhịp tim nhanh hơn và huyết áp tăng lên, nhưng không quá đột ngột. Một số môn thể thao làm căng cơ mà không cần chương trình vận động đều đặn là không thích hợp cho người mắc bệnh huyết áp cao. Dạng thể thao này (ví dụ: môn nâng tạ) làm cho áp huyết tăng một cách đột ngột.

 

Câu hỏi 4: Tôi có cần phải uống “thuốc hạ huyết áp” trong thời gian dài?

 

Trả lời:

 

Việc kiểm soát tốt áp huyết của bạn có thể giúp tránh được sự tổn thương các thành động mạch và tổn thương đến tim, não và thận. Nếu bạn mắc bệnh cao huyết áp cấp độ nặng thì việc điều trị đòi hỏi bạn phải sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài, khi mà việc điều trị không dùng thuốc (chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm cân, giảm mặn và béo trong thức ăn, bớt uống rượu, tránh căng thẳng quá mức, bỏ thuốc lá) không đủ tác dụng và áp huyết của bạn không thể giảm đến giá trị bình thường 135/85 mmHg.

 

Thay đổi cách sống, cách sinh hoạt và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ sẽ có ảnh hưởng rất tích cực và bạn có thể từ từ giảm liều lượng thuốc sau một thời gian

 

Câu hỏi 5: Tôi có thể ngưng sử dụng thuốc khi thấy khỏe hơn?

 

Trả lời:

 

Sự lo âu, căng thẳng thần kinh sẽ làm huyết áp tăng cao hơn cũng là điều bình thường và không có gì phải quá lo lắng khi huyết áp tăng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp chỉ khi trị số áp huyết của bạn luôn cao ngay cả khi nghỉ ngơi, không hoạt động hoặc khi thần kinh không căng thẳng quá mức. Do đó bạn không nên ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe. Bởi vì huyết áp của bạn sẽ tăng trở lại đến mức cao ban đầu sau khi ngưng sử dụng thuốc.

 

Câu hỏi 6: Tôi có thể ngưng thuốc vào ngày cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ?

 

Trả lời:

 

Bạn phải tiếp tục sử dụng thuốc dù bạn đang đi nghỉ thư giãn, du lịch mạo hiểm hay một kỳ nghỉ nhiều hoạt động, vì ngay khi việc điều trị bị gián đoạn, huyết áp của bạn sẽ gia tăng. Nếu bạn di chuyển bằng máy bay, bạn nên cất thuốc vào túi hành lý xách tay phòng trường hợp hành lý ký gửi của bạn bị thất lạc. Nếu bạn dự định đi du lịch nước ngoài, tốt nhất là nên tham vấn bác sĩ phụ trách điều trị thời gian nào bạn nên dùng thuốc trong trường hợp trái múi giờ.

 

Câu hỏi 7: Tôi có thể ngưng thuốc khi có phản ứng phụ?

 

Trả lời:

 

Thật đáng trách nếu lờ đi những triệu chứng gây khó chịu do tác dụng phụ của thuốc trong khi điều trị cao huyết áp. Do đó bạn nên trở lại cho biết sĩ biết tất cả những phản ứng phụ gây ra cho bạn. Thông thường có thể nâng khả năng chịu đựng thuốc bằng cách giảm liều lượng, chuyển sang phương pháp điều trị không sử dụng thuốc hoặc chuyển từ phương pháp điều trị dùng một loại thuốc sang việc kết hợp 2 loại khác nhau.

 

Câu hỏi 8: Huyết áp có khả năng hạ quá thấp khi điều trị?

 

Huyết áp đôi khi cũng có thế hạ xuống mức quá thấp do điều trị. Điều này dẫn đến một số triệu chứng như chóng mặt khi đứng dậy đột ngột hoặc cúi xuống, cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng trầm trọng. Bạn nên để ý đến những triệu chứng đặc trưng trong trường hợp huyết áp hạ quá thấp (chứng hạ huyết áp / chứng xuống máu) và đến gặp bác sĩ để điểu chỉnh việc điều trị cho thích hợp. Tuy nhiên, nếu áp huyết của bạn thấp nhưng không có vấn đề gì thì không nên thay đổi phương pháp điều trị hiện tại.

 

Câu hỏi 9: Huyết áp có phụ thuộc vào lứa tuổi?

 

Trả lời:

 

Thông thường, huyết áp ở người cao tuổi cao hơn những người trẻ do độ đàn hồi của mạch máu ở những người cao tuổi giảm. Nhưng trong một số trường hợp, trị số áp huyết ở người cao tuổi thường không cao quá 140/90 mmHg.