Câu hỏi 1: Trẻ sơ sinh mắt thường siêng bị đổ ghèn, màu mắt tròng trắng nhìn có màu vàng đục. Vậy có bị sao không?

 

Trả lời: Ở giai đoạn này mắt bé có thể bị viêm tắc tuyến lệ. Bé có thể chảy nước mắt sống, có ghèn. Bố mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý khi mắt bé có ghèn, không nên nhỏ mắt thường xuyên cho bé. Rửa sạch tay rồi masage nhẹ nhàng ở khóe mắt để thông tuyến lệ. Do vậy, tình trạng này không đáng lo ngại.

 

Câu hỏi 2: Trẻ từ 6 tháng trở lên có nên bổ sung Canxi không? Và nên bổ sung loại Canxi nào?

 

Trả lời: Trẻ trên 6 tháng, đã có thể ăn dặm, đầu tiên, các bạn có thể bổ sung Canxi cho trẻ qua thức ăn chứa nhiều Canxi như thức ăn động vật, sữa ng thức và các loại khác: thịt, cá, hải sản, thủy sản. Bạn có thể bổ sung Canxi qua thực phẩm chức năng đã được bổ sung Canxi.

 

 Với những bé thiếu Canxi nặng quá có thể bổ sung bằng các loại thuốc giàu Canxi, có hàm lượng Canxi cao. Tuy nhiên, việc bổ sung Canxi qua thực phẩm chức năng hay qua các loại thuốc cần tham khảo qua ý kiến của các Bác sĩ bởi cần có vitamin giúp cho bé hấp thu Canxi như vitamin D, Magie, vitamin K2 và nhiều các vitamin, vi khoáng khác. 

 

Câu hỏi 3: Có bắt buộc phải bổ sung D3 cho trẻ không? Có cần phải đi khám mới biết thiếu hay đủ để bổ sung?

 

Trả lời:  Việc bổ sung vitamin D3 hay các vitamin khác là việc cần nhưng không hoàn toàn bắt buộc, một số vi chất khi bổ sung sẽ giúp ta hấp thu tốt hơn. Tùy theo độ tuổi của em bé mà cần bổ sung vitamin hay vi chất phù hợp. Nếu em bé lên cân tốt, không đau ốm và chơi bình thường thì đa phần em bé ổn à. Nếu em bé chậm lên cân, suy dinh dưỡng, hay ” ốm vặt” hoặc có vấn đề làm mình lo lắng, bố mẹ có thể đưa bé đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín.

 

Câu hỏi 4: Trẻ hay bị ho sổ mũi thở khò khè nên phải uống kháng sinh. Vậy có cách nào để trẻ không bị tái bệnh nữa không ?

 

Trả lời: Đa phần việc chảy mũi nước, ho khúc khắc có thể là phản ứng của cơ thể với dị nguyên lạ ( bụi, phấn hoa, chất gây kích ứng…) hoặc do virus. Tình trạng sẽ cải thiện khi tránh xa dị nguyên, vệ sinh mũi thường xuyên, giữ vệ sinh tay chân, giữ môi trường khô, thoáng, không ẩm mốc. Nếu tình trạng chảy mũi, ho ít, không ảnh hưởng chức năng sinh hoạt của em bé chỉ cần theo dõi, uống bổ sung vitamin kèm vệ sinh thường xuyên cho bé.

 

Nếu trẻ sốt cao, ho nhiều, chảy mũi đục một bên mũi, khó thở thì mẹ cần cho trẻ khám đi khám. Bên cạnh đó, kháng sinh không dùng điều trị triệu chứng chảy mũi đơn thuần (do virus thì qua thời gian 5-7 ngày sẽ tự cải thiện, không cần dùng kháng sinh).

 

Câu hỏi 5: Trẻ trên 6 tuổi cũng thường bị ho, chảy mũi. Vậy có cách gì để phòng ngừa bệnh không? Và cần bổ sung gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể?

 

Trả lời: Để phòng bệnh ho, sổ mũi ở trẻ trên 6 tuổi, mẹ cần lưu ý thực hiện cho em bé như sau: Nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ, bú sữa mẹ hoàn toàn khi trẻ dưới 4 tháng tuổi và càng lâu càng tốt, chủng ngừa cho trẻ đầy đủ, uống Vitamin A và các nguyên tố vi lượng khác (sắt, kẽm,…) theo hướng dẫn, giữ cho trẻ thoáng mát khi trời nóng, ấm áp khi trời lạnh, tránh khói thuốc lá vì khói thuốc lá tăng nguy cơ viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ, tránh nơi ô nhiễm, khói bụi.

 

Tránh nấu bếp bằng than, củi, tránh cho trẻ gần gũi người đang cảm ho, tránh cho trẻ đến chỗ đông người nhất là khi đang có nhiều người cảm ho. 

 

Rửa tay thường xuyên trước và sau khi chăm sóc trẻ để phòng tránh các bệnh lây nhiễm không cần thiết

 

Câu hỏi 6: Trẻ em được 2 tuổi, thường hay nóng sốt về đêm, ra mồ hôi trộm ở lưng, mông, cổ(sau gáy), nếu bật điều hòa thì tình trạng này đỡ hơn, còn nếu dùng chỉ quạt thì dễ ra mồ hôi, vậy thì bật điều hòa có ảnh hưởng gì đến hô hấp của trẻ không?

 

Trả lời: Việc dùng điều hòa nếu áp dụng tốt vẫn mang lại lợi ích tốt cho bé. Theo nghiên cứu, mẹ có thể cho bé dùng điều hòa, duy trì nhiệt độ ổn định trong khoảng 26-28 độ, tránh quạt và điều hòa chiếu trực tiếp vào vị trí giường trẻ nằm, vệ sinh điều hòa thường xuyên theo lịch và thay đổi không khí trong phòng (tắt điều hòa khi trời sáng sớm và chiều muộn), vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh khói thuốc lá trong gia đình.