Không có bậc cha mẹ nào lại không mong muốn con mình được phát triển bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu không may con bạn có biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ hãy dành tình yêu thương để giúp trẻ vượt qua vấn đề này.

Thể nào là chậm phát triển trí tuệ?

 

 

Một số trẻ có thể học chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Điều này có thể do trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ

 

Khả năng phát triển và học tập của mỗi trẻ đều ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, một số trẻ có thể học chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Điều này có thể do trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ..

 

Tình trạng chậm phát triển trí tuệ có nghĩa là trẻ phát triển chậm hơn về mặt nhận thức, học hành… so với những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi. Đặc biệt, trẻ phải trải qua nhất nhiều khó khăn khi học các kỹ năng cần thiết để tồn tại và làm việc trong cộng đồng.

 

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và phát triển các kỹ năng giao tiếp, khả năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng bảo vệ bản thân và kỹ năng xã hội. Đồng thời, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có những hạn chế về mặt tư duy, gồm khả năng lý luận và ghi nhớ vấn đề.

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

 

Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được hướng dẫn và sự giúp đỡ từ cha mẹ để phát triển kỹ năng cơ bản. Trẻ em phát triển với tốc độ và cách thức khác nhau. Trẻ thường phát triển các kỹ năng cơ bản trước khi học những kỹ năng phức tạp.

 

Chính vì lý do này, trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết được biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ theo từng lứa tuổi rõ ràng nhất.

Trẻ được 6 tháng tuổi

 

-Từ khi trẻ sinh ra đã bắt đầu biết xoay đầu về phía có âm thanh và chuyển động

 

-Trẻ rướn người để nắm chân khi đang nằm ngửa

 

-Trẻ nhìn vào mặt của cha mẹ khi được đút ăn

 

-Trẻ cười khi nghe giọng nói và nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc

 

-Trẻ khóc khi bị đói hoặc khó chịu

 

-Trẻ nhìn và với những đồ vật

 

-Trẻ đưa tất cả mọi thứ vào miệng

Trẻ từ 6 tháng-1 tuổi

 

-Chuyển từ ngồi vịn đến tự ngồi một mình

 

-Trẻ lăn từ nằm sấp sang nằm ngửa

 

-Trẻ bắt đầu biết bò, trườn hoặc lết bằng mông

 

-Trẻ kéo hoặc đẩy tay của người lớn hoặc vịn vào bàn ghế để đứng

 

-Thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình

 

-Trẻ bắt đầu biết quay lại nhìn khi gọi tên của mình

 

-Thích thú với những đồ vật bị rơi xuống và quan sát chúng rơi

Trẻ từ 1-2 tuổi

 

-Trẻ biết đi

 

-Tự ăn

 

-Đẩy và kéo đồ chơi khi đi

 

-Trẻ bắt đầu ít sợ khi gặp người lạ

 

-Trẻ chơi một mình hoặc cùng với những đứa trẻ khác

 

-Trẻ biết giữ đồ chơi của riêng mình

 

-Biết vẫy tay chào tạm biệt

 

-Thích thú với tranh ảnh, sách vở nhiều hình ảnh đặc sắc

 

-Sử dụng một vào từ có thể nhận ra và cố gắng nói những từ mới

 

-Trẻ lắc đầu khi muốn nói “Không”

Trẻ từ 2-3 tuổi

 

-Trẻ bắt đầu ưu tiên sử dụng tay phải hoặc tay trái

 

-Viết, tô vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì hoặc bút màu

 

Trẻ sử dụng nhà vệ sinh với sự giúp đỡ

 

-Trẻ học lái xe 3 bánh

 

-Trẻ biết tên của những người thân thuộc

 

-Bắt đầu nói được những câu ngắn

 

-Sử dụng tên của các đồ vật

 

-Trẻ bắt chước hành vi của người khác

 

-Vỗ tay trong thời gian nghe nhạc

 

-Trẻ thích thú khi nghe kể chuyện

Trẻ từ 3-4 tuổi

 

-Trẻ đi và chạy

 

-Nhảy với 2 chân

 

-Có thể tự đi vệ sinh

 

-Trẻ bắt đầu chơi với những đứa trẻ khác

 

-Có thể nghe và xác định được những âm thanh đã biết (tiếng chó sủa, mèo kêu…)

 

-Có thể hát hoặc nói một số bài hát…

 

-Hỏi những câu hỏi bất tận nhưng có thể không cần nghe câu trả lời

 

-Hỏi ý nghĩa của từ mới

 

-Trẻ nói những câu ngắn, rõ ràng

Trẻ 4-5 tuổi

 

-Trẻ bắt đầu chạy xe đạp 2 bánh

 

-Giữ cân bằng trên một chân

 

-Nhảy lò cò

 

-Trẻ cầm bút chì giữa ngón cái và ngón trỏ

 

-Trẻ bắt đầu làm quen được nhiều bạn, đặc biệt là bạn cùng giới

 

-Trẻ thể hiện sự đồng cảm với cảm xúc của người khác

 

-Trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc

 

Nếu bạn đang lo lắng về sự phát triển của trẻ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Đồng thời, tìm cách can thiệp sớm để giúp trẻ phát triển tốt hơn về khả năng nhận thức và tư duy.

Những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ

 

Trẻ khó khăn trong việc học, nhận thức kém là những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Những trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có trí nhớ kém, thiếu tập trung và học chậm hơn so với những trẻ cùng tuổi.

Trí nhớ kém

 

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển điển hình là khó ghi nhớ thông tin như tên, số điện thoại và các chi tiết nhỏ

 

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển điển hình là khó ghi nhớ thông tin như tên, số điện thoại và các chi tiết nhỏ.

 

Tùy vào mức độ chậm phát triển của trẻ mà khả năng ghi nhớ của trẻ cũng bị ảnh hưởng theo.

 

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường có trí nhớ ngắn và không thể nhớ được những sự kiện đơn giản đã xảy ra cách đây vài giây hoặc vài phút trước.

Học chậm

 

Việc học kỹ năng mới và kiến thức mới của trẻ chậm phát triển thường chậm so với những trẻ bình thường.

 

Trẻ chậm phát triển cần được hỗ trợ từ bố mẹ để thực hiện những hoạt động hàng ngày.

 

Cha mẹ cần hướng dẫn, lặp lại nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu rõ.

Trẻ khó tập trung

 

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển thường không có hứng thú trong việc giải quyết vấn đề.

 

Trẻ gặp thất bại nhiều lần, thường mất hy vọng và không có hứng thú tham gia vào các hoạt động xã hội.

Điều trị chứng chậm trí tuệ ở trẻ như thế nào?

 

Trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt nhất nên theo học ở những trường đặc biệt. Việc học của trẻ nên được bắt đầu sớm để được can thiệp điều trị sớm. Nội dung học chủ yếu là giúp trẻ nâng cao một số kỹ năng cơ bản của cuộc sống hàng ngày như: chăm sóc bản thân (tắm giặt, ăn uống…), nhận biết bảng chữ cái và chữ số, kỹ năng giao tiếp. Một số hoạt động ngoại khóa cũng giúp trẻ cảm thấy tự tin và hòa đồng hơn.

 

Tùy thuộc vào mức độ mà trẻ chậm phát triển gặp phải để phân loại lớp học cho trẻ cũng khác nhau. Những trẻ ở mức độ nhẹ có thể được hỗ trợ sống độc lập và làm những việc đơn giản. Còn những trẻ ở mức độ vừa phải đến nặng cần đến sống tại các trung tâm cộng đồng dưới sự giám sát và chăm nom của những người có chuyên môn về lĩnh vực này.

 

Cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp tại nhà để cải thiện tình trạng chậm phát triển ở trẻ. Đồng thời, việc tạo môi trường thân thiện và ấm cúng để trẻ có thêm động lực là việc rất cần thiết.