Chậm phát triển trí tuệ là một sự khiếm khuyết về quá trình phát triển của não bộ. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động trí tuệ chỉ đạt dưới mức trung bình. Các chức năng tâm thần không được phát triển theo đúng mốc phát triển của trẻ.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ là một sự khiếm khuyết về quá trình phát triển của não bộ. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động trí tuệ chỉ đạt dưới mức trung bình. Các chức năng tâm thần không được phát triển theo đúng mốc phát triển của trẻ.
Tại sao trẻ chậm phát triển trí tuệ?
Trẻ bị chảy máu não, màng não, bị nhiễm khuẩn thần kinh, sốt cao, co giật,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chậm phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thường là do các yếu tố tác động trong quá trình mang thai, trong và sau khi sinh. Chẳng hạn như:
-Trong quá trình mang thai mẹ nhiễm virus, tiếp xúc với hóa chất hoặc bị chấn thương…
-Mẹ mắc bệnh về tuyến giáp, nhiễm độc chì nặng, tăng cân ít…
-Trẻ sinh non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp dưới 2,5kg dễ mắc bệnh hơn.
-Những ca đẻ khó, trẻ bị ngạt trong quá trình sinh hoặc phải can thiệp sản khoa.
-Trẻ bị chảy máu não, màng não, bị nhiễm khuẩn thần kinh, sốt cao, co giật, suy hô hấp, động kinh
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển
Cha mẹ có thể nhận biết sớm dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua:
-Đến tuổi trẻ vẫn chậm vận động: không biết lật, ngồi, đứng, trẻ chậm đi…
-Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: trẻ chậm nói, khó diễn đạt được những gì mình muốn…
-Trẻ ít linh hoạt, khó phân biệt sự vật, màu sắc…
Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cha mẹ cần lưu ý
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ không có khả năng hoặc có khả năng nhưng rất chậm trong việc hoạt động, phát triển kỹ năng, tư duy như một đứa trẻ bình thường. Chính vì vậy, việc xác định được phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ có vai trò rất quan trọng.
Dựa trên những đặc tính riêng của trẻ chậm phát triển, một số phương pháp hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng được như sau:
Đánh thức chức năng giác quan của trẻ
Việc đầu tiên trong quá trình dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ là đánh thức lại các chức năng cơ bản ở trẻ đó là giác quan. Một số trẻ thường có dấu hiệu chậm phát triển như chậm nói, kém giao tiếp hay hoạt động khó khăn, vì vậy cần luyện tập cho trẻ như sau:
Về thị giác
Tập cho trẻ cách nhìn đồ vật ở mức độ từ gần đến xa, nhận biết được hình dáng, màu sắc, nhận dạng, kích thước để khắc phục tình trạng bé chậm phát triển
Tập cho trẻ cách nhìn đồ vật ở mức độ từ gần đến xa, nhận biết được hình dáng, màu sắc, nhận dạng, kích thước… Cha mẹ có thể áp dụng đối với các đồ vật, con vật thân thuộc trong nhà.
Về thính giác
Luyện cho trẻ cách lắng nghe và nhận biết âm thanh, âm thanh ấy bắt nguồn từ đâu? Của con gì, cái gì hay của người nào?
Về xúc giác
Cần thường xuyên luyện tập với trẻ bằng cách cho trẻ cầm, nắm, sờ đồ vật hoặc con vật. Khơi gợi để trẻ hiểu tính chất của vật đó là như thế nào, cứng hay mềm, nóng hay lạnh. Đặc biệt là trong quá trình trên cần theo dõi phản ứng với nét mặt của trẻ.
Về khứu giác
Cho trẻ ngửi các mùi đặc trưng và mức độ giảm dần sau mỗi ngày.
Về vị giác
Khi cho trẻ ăn, cha mẹ có thể cho trẻ thử các vị và theo dõi phản ứng của trẻ. Đầu tiên, hãy cho trẻ thử vị đắng vì đây là vị mà lưỡi con người nhạy cảm nhất. Sau đó, là các vị còn lại như vị ngọt, chua, mặn…
Khơi gợi thao tác tư duy
Đây là một cách dạy trẻ chậm phát triển tương đối hiệu quả. Bởi đặc tính của trẻ chậm phát triển là khả năng tư duy kém hơn so với những đứa trẻ bình thường. Do vậy, việc khơi gợi tư duy sẽ kích thích não bộ của trẻ hoạt động trở lại. Sau đây là 2 phương pháp gợi mở tư duy cho trẻ đó chính là so sánh và phân tích.
Cha mẹ hãy cùng trẻ tìm những điểm giống nhau, khác nhau (về màu sắc, kích thước, khối lượng) của đồ vật hoặc con vật. Và chỉ cho trẻ thấy rõ đâu là điểm giống và đâu là sự khác biệt. Sau đó, phân tích và giúp trẻ tìm hiểu kết cấu tạo nên sự vật như các bộ phận trên cơ thể, cấu tạo của thực vật. Đồng thời, cần thường xuyên kết hợp giữa so sánh và phân tích sẽ giúp trẻ nâng cao tư duy.
Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao
Cha mẹ nên đề ra những nhiệm vụ rõ ràng, vừa sức từ đơn giản đến phức tạp, hoặc có thể chia nhỏ các nhiệm vụ cho trẻ thực hiện
Đây là phương pháp cần được các bậc phụ huynh áp dụng thường xuyên để duy trì sự kết hợp giữa vận động và tư duy cho trẻ. Khi trẻ không hiểu nhiệm vụ, hãy kiên nhẫn giải thích và cùng trẻ thực hiện nhiệm vụ đến khi thành công.
Cha mẹ nên đề ra những nhiệm vụ rõ ràng, vừa sức từ đơn giản đến phức tạp, hoặc có thể chia nhỏ các nhiệm vụ cho trẻ thực hiện. Đừng quên hỗ trợ trẻ bằng cách dùng những từ ngữ, hình ảnh liên quan đến nhiệm vụ để gợi ý, khi trẻ đã nắm bắt được hãy giảm dần sự hỗ trợ theo thời gian.