Câu 1: Trẻ dưới 1 tuồi cần ngủ bao nhiêu là đủ?

 

Trả lời: Trong tháng đầu trẻ ngủ nhiều 16-18 giờ/ngày. Từ tháng 2 thời gian trẻ ngủ giảm dần, thời gian ngủ thay đổi theo trẻ, biên độ dao động rộng trong 4 tháng đầu. Từ 4 tháng đến 12 tháng trẻ ngủ trung bình 12-16 giờ/ngày

 

Câu 2: Trẻ sơ sinh ngủ phòng có máy điều hòa có hại gì không? Nhiệt độ phòng bao nhiêu là thích hợp?

 

Trẻ sơ sinh ngủ máy điều hòa vẫn tốt cho sức khỏe 

 

Trả lời: Trẻ sơ sinh ngủ ở nhiệt độ phòng 260-270 C là phù hợp nhất, ở nhiệt độ này trẻ sẽ không bị mất nước do nóng hoặc bị lạnh. Nhiệt độ 260– 27C phù hợp cho các quá trình chuyển hóa của cơ thể trẻ. Như vậy trẻ ngủ phòng có máy điều hòa nhiệt độ vẫn tốt nếu chúng ta điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.

 

Câu 3: Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ như thế nào để cho trẻ ngủ sâu và không hại đến sức khỏe của trẻ?

 

Trả lời: Trẻ nhỏ nên được tập ngủ có giờ từ lúc 2 tháng, ngủ theo giờ nhất định giúp cho việc chăm sóc trẻ dễ dàng hơn như sắp xếp giờ ăn và ngủ chủ động. Để trẻ có giấc ngủ sâu nên cho trẻ ngủ trong không gian yên tĩnh nếu có hát ru hoặc nhạc êm dịu càng tốt. Đối với ánh sáng có thể giảm bớt vì không gian tối sẽ tạo cảm giác buồn ngủ và tập dần trẻ quen với bóng tối khi ngủ.

 

Câu 4: Dấu hiệu của trẻ sắp mọc răng? Xử trí khi trẻ sốt mọc răng?

 

Trả lời: Trẻ từ 5- 6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng. Do đó đến tháng tuổi này ba, mẹ nên chú ý quan sát răng trẻ. Khi trẻ sắp mọc răng, thường có các dấu hiệu như là chảy nước miếng, hay đưa đồ vật vào miệng cắn, nhai núm vú, sưng nướu làm đau khi bú do đó sợ bú…sốt thường xảy ra khi nướu răng sưng đỏ và răng có thể nhú ra.

 

Khi trẻ sốt mọc răng thường sốt nhẹ, khoảng 380-38,5C. Đôi khi có sốt cao do tình trạng nướu răng sưng viêm nhiều, khi đó có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn.

 

Nếu trẻ sốt, xử trí như các trường hợp sốt nói chung là lau mát cho trẻ bằng nước ấm, cho uống hạ sốt khi nhiệt độ cao hơn 3805 C. Nên cho trẻ uống thêm nước và cho trẻ ăn lỏng, mềm, có thể cho trẻ uống sữa bằng muỗng nếu trẻ không muốn bú vì đau nướu răng. Trong thời gian trẻ mọc răng trẻ lười ăn hơn bình thường đó là do trẻ sợ đau và do nóng sốt gây khó chịu. Ba, mẹ không nên quá lo lắng ép trẻ ăn cho đủ số lượng làm tăng sự khó chịu cho trẻ, có thể cho trẻ ăn ít, và ăn nhiều lần.

 

Câu 5: Chăm sóc răng sữa cho trẻ như thế nào?

 

 

Răng sữa là răng trẻ mọc đầu tiên từ khoảng 5-6 tháng và đủ 20 cái khi trẻ đủ 30 tháng tuổi

 

Răng sữa là răng trẻ mọc đầu tiên từ khoảng 5-6 tháng và số lượng đủ của răng sữa khoảng 20 cái khi trẻ 30 tháng.

 

Trong năm đầu, trẻ có khoảng 8 răng sữa. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, ba, mẹ nên tập làm vệ răng cho trẻ mỗi ngày. Khi trẻ có 2, 3 răng có thể dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ nhúng nước ấm lau sạch răng trẻ mỗi sáng. Khi trẻ bắt đầu ăn đặc, và số răng nhiều hơn có thể dùng bàn chải mềm đánh răng cho trẻ mỗi sáng. Hiện nay các loại bàn chải mềm dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng có bán tại các cửa hàng đồ dùng mẹ và bé, kể cả kem đánh răng cho trẻ nhỏ.

 

Câu 6: Mẹ nằm than (sưởi bằng than) sau sinh có ảnh hưởng gì cho trẻ?

 

Trả lời: Tập tục trước đây cho phụ nữ sau sinh nằm than để giữ ấm vì phụ nữ sau sinh dễ có cảm giác lạnh. Thật ra, một số phụ nữ sau sinh có cảm giác lạnh là do tình trạng mất máu lúc sinh nên có thể gây thiếu máu. Vậy, để giữ ấm tốt nhất là cho phụ nữ sau sinh ăn đầy đủ chất, bổ sung dinh dưỡng để bù lại lượng máu mất, không nên kiêng ăn làm giảm cảm giác ngon miệng khiến họ ăn ít.

 

Nằm than sau sinh là phương pháp giữ ấm không nên áp dụng vì than cháy sinh ra khí carbonic có thể gây ngạt, viêm phổi do trẻ hít vào và vì than cháy sinh nhiệt làm bỏng da, thậm chí nhiễm trùng da của trẻ do da trẻ còn non nớt.

 

Câu 7: Làm gì khi trẻ bị rôm, sẩy, mẫn ngứa?

 

Trả lời: Trẻ thường bị rôm sẩy, mẫn ngứa do chúng ta quấn bé bằng khăn hay chăn bông quá nhiều, trong y khoa vẫn gọi là ủ ấm quá mức. Ủ ấm quá gây nhiều tác hại: trẻ dễ bị tăng thân nhiệt nhầm tưởng là sốt nhưng khi cởi bỏ hết khăn ra sau khoảng 5-10 phút trẻ trở về nhiệt độ bình thường. Trẻ bị ủ ấm qua mức dễ bị rôm sẩy do nóng không thoát nhiệt, hoặc da nổi mẫn ngứa do dị ứng lông của vải sợi có trong khăn hoặc chăn bông. Trong tháng đầu sau sinh không nên sử dụng phấn cho trẻ vì trẻ rất dễ dị ứng với các hương liệu có trong phấn làm nặng thêm tình trạng da.

 

Khi trẻ bị rôm sẩy, mẫn ngứa nên tắm trẻ bằng dung dịch trị rôm sẩy, mặc quần áo thoáng mát, không quấn trẻ nhỏ để thoáng. Thời tiết oi bức nên cho trẻ uống nhiều nước, với trẻ lớn nên cho ăn hoặc uống các loại nước ép trái cây tươi.

 

Trường hợp tình trạng rôm sẩy, mẫn ngứa nhiều, không giảm bớt, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

 

Câu 8: Xử trí như thế nào khi trẻ sốt cao tại nhà?

 

Trẻ sốt khi nhiệt độ cơ thể hơn hoặc bằng 380C.

 

Nhiệt độ thông thường được đo ở nách bằng nhiệt kế. Các mẹ lưu ý nếu dùng nhiết kế thủy ngân đo ở nách nên cộng thêm 0,50C.

 

Khi trẻ sốt nhiệt độ 380 đến dưới 3805C, các mẹ lau mát cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước thường, tránh không dùng nước lạnh gây co mạch. Sau khi lau mát nên lau khô trẻ và mặc quần áo thoáng mát, đo lại nhiệt độ nếu trẻ còn sốt cho uống hạ sốt paracetamol.

 

Trẻ sốt cao từ 3805C nên cho uống hạ sốt ngay kèm lau mát trẻ.

 

Liều dùng paracetamol (hapacol, efferalgan, …)

 

– Trẻ dưới 4kg uống 1/2 gói 80mg/lần cách mỗi 4 – 6 giờ

 

– Trẻ 5 – 6 kg uống 1 gói 80mg/lần cách mỗi 4 – 6 giờ

 

– Trẻ # 10 kg uống gói 150mg/lần cách mỗi 4 – 6 giờ

 

Các việc nên tránh làm khi trẻ sốt cao:

 

– Dùng nước lạnh lau mát gây co mạch trẻ sẽ sốt cao

 

– Dùng rượu chà xát da trẻ gây tổn thương da, do rượu đồng thời hạ nhiệt nhanh gây co mạch ngoại biên

 

– Khi trẻ có dấu hiệu co giật, nhỏ chanh, gừng giã…có thể gây hít sặc nguy hiểm

 

Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sau khi trẻ được hạ sốt, đặc biệt các trẻ có tiền sử sốt cao co giật.

 

Câu 9: Nguyên nhân nào có thể khiến trẻ bị tiêu chảy? Chăm sóc và xử trí như thế nào?

 

Trẻ dưới 2 tuổi thường bị tiêu chảy, đặc biệt trẻ sau 6 tháng. Do hệ thống bảo vệ chống nhiễm trùng của trẻ chưa hoạt động tốt, lượng kháng thể bảo vệ mẹ cho trẻ từ trong thai kỳ đã hết và nếu trẻ không bú mẹ thì không nhận được nguồn kháng thể qua sữa mẹ, điều này càng làm cho trẻ dễ mắc tiêu chảy.

 

Nguyên nhân gây tiêu chảy trẻ dưới 2 tuổi đa số do rotavirus, ngoài ra thường gặp do các vi trùng như Samonella, Shigella, E.Coli… Đường lây truyền thường qua miệng do vệ sinh các dụng cụ cho trẻ ăn không sạch, nhất là bình sữa, đồ chơi của trẻ lấm bẩn, người chăm sóc không thường xuyên rửa tay.

 

Khi trẻ bị tiêu chảy nên đưa trẻ đến bác sĩ để đánh giá mức độ tiêu chảy, các dấu hiệu nặng có cần nhập viện.

 

Trường hợp trẻ được bác sĩ cho điều trị tại nhà nên theo dõi các dấu hiệu nặng:

 

– Bú ít, hay bỏ bú

 

– Ọc ói nhiều hơn

 

– Số lần tiêu lỏng nhiều hơn

 

– Sốt cao

 

– Trong phân có máu

 

– Khát nước nhiều hơn.

 

Đưa trẻ đi bệnh viện ngay khi có 1 trong các dấu hiệu nặng trên.

 

Chăm sóc tại nhà nên:

 

– Uống bù nước theo hướng dẫn của bác sĩ

 

– Tăng số lần cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ bú bình cho trẻ bú tiếp tục

 

– Trẻ đã ăn dặm nên cho ăn thức ăn dễ tiêu, loãng, mềm, nghiền nhỏ, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm,

cho trẻ ăn ít và ăn làm nhiều lần vì trẻ tiêu chảy thường kèm đầy hơi gây biếng ăn.

 

– Người chăm sóc lưu ý rửa tay trước  sau khi tiếp xúc với trẻ.