Bệnh gout (gút) là triệu chứng bệnh phổ biến với hơn 65% nam giới trung niên mắc bệnh tại Việt Nam. Điều trị gút mất nhiều thời gian, đòi hỏi người bệnh phải kết hợp hướng dẫn chuyên khoa và tuân thủ lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh. Bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính và gây ra những cơn đau kinh niên cho bệnh nhân

 

Cùng New Zealand Milk tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân để có những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất nhé!

 

Bệnh Gout (gút) là gì?

 

 

Bệnh gout (gút) còn có tên gọi khác là thống phong. Bệnh lý này được xác định là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin diễn ra trong thận.

 

Bệnh gout (gút) đặc trưng bởi các đợt sưng và viêm khớp cấp tái phút. Bệnh lý này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau đớn đột ngột và nghiêm trọng vào giữa đêm kèm theo tình trạng sưng đỏ các khớp khi những đợt viêm cấp xuất hiện.

 

Tình trạng đau nhức và sưng đỏ do bệnh gút gây ra thường xảy ra tại các khớp ở ngón chân cái hoặc một số bộ phận khác như khớp mắt cá chân, khớp đầu gối, khớp bàn chân

 

Đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout (gút) 

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gout thường gặp, cụ thể như một số nguyên nhân sau

 

Dư thừa axit urics trong máu trong do ăn quá nhiều thịt gà, thịt gia cầm và hải sản

 

 

Bệnh gút ban đầu là do dư thừa axit uric trong máu hoặc tăng axit uric máu gây ra. Axit uric được sản xuất trong cơ thể, cụ thể là do quá trình phân hủy purin, hợp chất hóa học có nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt, thịt gia cầm và hải sản.

 

Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric, nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể, từ đó gây ra viêm và đau ở khớp cũng như các mô xung quanh.

 

Mặc bệnh thận hoặc bệnh lý liên quan

 

Do quá trình đào thải acid uric suy giảm hay tăng sản xuất acid uric hoặc cả hai: Mắc bệnh suy thận hoặc những bệnh lý có khả năng làm suy giảm chức năng thanh lọc acid uric của cầu thận, sử dụng thuốc lợi tiểu (thiazid, acetazolamid, furosemid…), bệnh bạch cầu cấp hoặc một số bệnh về máu khác, dùng thuốc kháng lao (pyrazinamid, ethambutol…), điều trị các bệnh ác tính với những loại thuốc ức chế tế bào

 

Duy trì thói quen sinh hoạt không tốt

 

Duy trì thói quen sinh hoạt không phù hợp như uống ít nước, lười vận động, sử dụng quá nhiều rượu bia làm tăng lactate máu và khiến chức năng của thận bị suy giảm.

 

Tuổi tác và giới tính

 

 

Theo thống kê có hơn 65% đối tượng mắc bệnh là nam giới  với độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Đặc biệt, nam giới tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh Gout càng cao

 

Yếu tố di truyền 

 

Theo nghiên cứu, gout cũng là bệnh có yếu tố di chuyển. Vì vậy nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh này bạn nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ để kiểm soát bệnh tốt hơn

 

Một số cách hỗ trợ điều trị gout (gút) hiệu quả 

 

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý

 

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Giảm cân có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn đừng giảm cân bằng cách nhịn ăn hoặc thực hiện các phương pháp cấp tốc, vì làm như vậy ngược lại có thể làm tăng nồng độ axit uric.

 

Điều trị bằng thuốc đặc trị 

 

 

Phần lớn người bị gout có thể được điều trị bằng thuốc. Thuốc trị gút thường giúp làm giảm triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa những đợt bùng phát và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng.

 

Các loại thuốc trị gút thường được sử dụng bao gồm:

 

 -Thuốc chống viêm không steroid

 

Colchicine

 

 -Corticosteroid

 

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc để làm giảm sản xuất axit uric hoặc cải thiện chức năng của thận để loại bỏ axit uric khỏi cơ thể

 

Sử dụng các sản phẩm sữa ít béo và hạn chế ăn thịt

 

Bổ sung protein từ các sản phẩm sữa ít béo. Các sản phẩm sữa ít béo thực sự có thể giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh gút. Vì vậy, đây là một trong những nguồn cung cấp protein tốt nhất.

 

Hạn chế ăn thịt đỏ, cá và thịt gia cầm. Một lượng nhỏ những thực phẩm này có thể được chấp nhận, nhưng hãy chú ý dùng trong mức cho phép

 

 Uống nhiều nước

 

 

Người bị bệnh gout hay có nguy cơ bị gout nên uống đủ lượng nước lọc cần thiết cho cơ thể (2 lít nước/ ngày) để bổ sung đủ lượng nước cần thiết và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout

 

Bổ sung vitamin và rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày

 

Bổ sung đủ lượng Vitamin cần thiết (thông qua ăn uống hay uống thuốc bổ sung) và lượng rau xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày của gia đình bạn.

 

Bệnh gút là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu về bệnh gout và những cách điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh một cách hiệu quả.