Việc bé biếng ăn, khó hấp thu, không mập mạp bằng các bạn đồng trang lứa dường như luôn là nỗi lo của rất nhiều bố mẹ. Tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp là ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là ở lứa tuổi từ 6 – 24 tháng, là giai đoạn chuyển từ bú sữa sang ăn thức ăn thô. 

 

 Trẻ suy dinh dưỡng nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo theo hàng loạt những hệ lụy nặng nề ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm thế nào để cải thiện và giúp trẻ suy dinh dưỡng nặng tăng cân nhanh? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng

 

 Cách đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng đó là cân và đo chiều cao cho trẻ đều đặn hằng tháng và so sánh với biểu đồ tăng trưởng. 

 

 

 Với trẻ suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng bởi nó chính là “chìa khóa” để cải thiện sức khỏe và giúp trẻ bắt kịp đà tăng trưởng so với các bạn đồng trang lứa. Vậy trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm cha mẹ cần bổ sung cho trẻ hàng ngày

 

 Thực phẩm giàu canxi và vitamin D

 

Dấu hiệu trẻ thiếu canxi và vitamin D ba mẹ cần biết - Nutrihome

 

 Canxi là khoáng chất rất cần thiết trong việc phát triển hệ xương, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi thì chủ yếu là do thiếu canxi. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá chạch, súp lơ xanh,…

 

 Và để trẻ hấp thu canxi được tốt nhất thì cần có sự “góp mặt” của vitamin D. Vậy nên cha mẹ cũng cần chú ý cho trẻ sử dụng những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: Trứng, nấm, cá, đậu phụ,…

 

 Thực phẩm giàu protein

 

Chuyên gia giúp điểm danh ngay các thực phẩm giàu protein nhất | Medlatec

 

 Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên cha mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu protein hay các loại thức ăn có chứa nhiều chất đạm trong chế độ ăn của những trẻ bị suy dinh dưỡng. Bởi hầu hết trẻ suy dinh dưỡng đều bị thiếu protein. Do đó, việc bổ sung cho trẻ một chế độ ăn uống giàu protein là vô cùng cần thiết. Và với mỗi độ tuổi của trẻ thì nhu cầu về lượng protein cũng khác nhau: Trẻ 1 – 3 tuổi cần 13g, 4 – 8 tuổi cần 19g và 9 – 13 tuổi cần 34g protein mỗi ngày. Thực phẩm giàu protein là: Sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, protein lúa mì, thịt nạc, thịt gà và các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá tra, cá trích,…

Thêm dầu, mỡ vào thực đơn hàng ngày của trẻ

Chất béo có tác dụng gì trong dinh dưỡng của trẻ nhỏ? - Blog sức khỏe phụ nữ

 

 Bổ sung dầu thực vật hoặc mỡ vào các món ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng là rất quan trọng bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ đang ăn dặm. Khi cho trẻ ăn cháo hay cơm, canh, bạn nên cho vào một muỗng canh dầu ăn hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng chính là môi trường hòa tan giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.

 

 Rau xanh và trái cây tươi

 

Ăn trái cây thay rau có được không?

 

 Trái cây và rau xanh là nguồn thực phẩm chính cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể sẽ giúp trẻ bị suy dinh dưỡng tăng trưởng và phát triển tốt

 

 Phô mai

 

Phô mai làm từ gì? Có dễ làm không? Cách làm phô mai đơn giản tại nhà |  websosanh.vn

 

 Phô mai là “ứng cử viên sáng giá” để trả lời cho câu hỏi “Trẻ chậm tăng cân ăn gì?”. Phô mai là một sản phẩm làm từ sữa chứa nhiều dinh dưỡng với hàm lượng đạm, canxi và chất béo dồi dào, giúp cung cấp năng lượng và nhanh chóng khắc phục cân nặng cho trẻ. Sản phẩm này có vị béo, ngậy đặc trưng nên được rất nhiều trẻ yêu thích.

 

 Bố mẹ có thể chế biến phô mai thành những món ăn mới đem lại sự mới mẻ cho con như: bánh mì kẹp phô mai, trộn phô mai với salad rau củ hay rán trứng với phô mai… Tuy nhiên không nên thay thế phô mai hoàn toàn cho các thực phẩm khác.

  Bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết cho bé

 

Chất dinh dưỡng vi lượng là gì? | Vinmec

 

 Khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng). Bố mẹ có thể xin tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.

 Các loại hạt

 

Giá trị dinh dưỡng từ các loại hạt | Vinmec

 

 Nếu bạn vẫn chưa biết thì trong các loại hạt nói chung chứa rất nhiều calorie, khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ. Thay vì cho con ăn những món ăn vặt thiếu lành mạnh thì giờ đây bố mẹ có thể thay thế chúng bằng các loại hạt, vừa là một thức ăn thêm cho con lại vừa có thể cải thiện cân nặng của trẻ mỗi ngày.

 

 Với những thông tin bổ ích mà bài viết chia sẻ, hy vọng thắc mắc “Trẻ chậm tăng cân nên ăn gì?” của bố mẹ đã được giải quyết. Hãy luôn là bố mẹ thông thái, lựa chọn cho con những thực phẩm giúp tăng cân hiệu quả và lành mạnh.