Những năm đầu đời hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ rất hay bị ốm. Nhất là với tình trạng thời tiết nóng bức kéo dài, trẻ rất dễ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, các bà mẹ cần phải quan tâm đến việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ luôn khỏe mạnh và thông minh.
1. Dấu hiệu mẹ cần tăng sức đề kháng cho bé
Bé thường xuyên ốm vặt, thường xuyên mắc các chứng như sốt, ho, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa…. Các bé sẽ có biểu hiện đi kèm là biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi. Lâu ngày, các bé dễ bị sụt cân.
Bé rất nhạy cảm với sự thay đổi từ môi trường như thay đổi thời tiết, thay đổi nơi ở, thay đổi khí hậu. Chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến bé bị ốm ngay lập tức. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và khiến bố mẹ luôn trong tình trạng lo lắng.
Bé dễ bị lây bệnh từ các bạn khác, khi bị bệnh thì chậm khỏi hơn, lâu phục hồi hơn.
2. Giai đoạn nào mẹ nên chú trọng tăng sức đề kháng cho bé
Lúc mới sinh: Bé vừa chào đời, hệ vi sinh vật của bé chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng bé lại phải làm quen, tiếp xúc và thích nghi với môi trường còn rất lạ lẫm bên ngoài. Việc này khiến bé dễ mắc những bệnh thông dụng như cảm, ho, sốt. Tăng cường sức đề kháng vào thời điểm này rất cần thiết.
Khi cai sữa: Sữa mẹ ngoài việc là nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bé còn bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên cho bé. Những kháng nguyên có trong sữa mẹ giúp bé đủ sức chống chọi lại với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vì vậy, khi cai sữa hệ miễn dịch của bé bị thiếu hụt lượng kháng nguyên quan trọng có trong sữa mẹ. Hệ miễn dịch cũng vì thế mà tạm thời suy yếu.
Khi bé bắt đầu đi nhà trẻ: Lớp học là môi trường khá mới mẻ với bé. Bé phải tiếp xúc với nhiều trẻ khác đồng nghĩa với nguy cơ lây bệnh từ các bạn khác sẽ cao hơn. Lúc này, mẹ cũng cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.
Thay đổi thời tiết: Mùa đông không khí thường rất lạnh, mùa hè thời tiết lại vô cùng oi bức. Thời tiết các mùa khác nhau rõ rệt nhưng lại thay đổi nhanh chóng khiến cơ thể bé không kịp thích nghi và “sụt sịt” ngay lập tức.
3. Cách để tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả
-
- Chăm sóc tốt thai kỳ
- Mẹ nên sinh thường nếu có thể
- Cho bé bú sữa non trong 72 giờ đầu sau sinh
- Tiêm chủng đầy đủ cho bé yêu
- Cho bé tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh khi chữa bệnh cho bé
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
- Cho bé uống đủ nước
- Tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn
- Cho bé ngủ đủ giấc
- Bổ sung Vitamin
- Vận động 30 phút mỗi ngày
- Bổ sung 2 ly sữa Kids mỗi ngày
SỮA BỘT NEW ZEALAND MILK KIDS – GIẢI PHÁP GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
Đối tượng sử dụng:
– Dành cho trẻ trên 3 tuổi
– Trẻ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển trí não
– Trẻ hay mắc các bệnh về hệ miễn dịch, sức đề kháng kém: sốt, đau bụng, tiêu chảy,…
– Trẻ thiếu chất dinh dưỡng do trẻ biếng ăn, dị ứng thực phẩm
– Trẻ đang muốn bổ sung vitamin và khoáng chất
Thành phần sữa nổi bật:
– Choline (267mg/100g sữa): Tương tự vitamin B giúp trao đổi chất, cử động tốt các nhóm cơ, hỗ tợ phát triển chiều cao tối ưu cho bé.
– DHA chiếm tỉ lệ cao (40mg/100g sữa) trong võng mạc thuộc nhóm axit béo Omega 3, hỗ trợ phát triển não và thị giác.
– Taurine (21,5g/100g sữa) tập trung ở cơ xương, hỗ trợ phát triển cân nặng cho trẻ.
– Nhóm vitamin (nhóm B, A, D3, E, C,…) giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ bảo vệ tốt hệ miễn dịch ở trẻ.