Hiện nay đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở những người trên 50 tuổi, người lao động nặng hay là người hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết hay ngồi và làm việc sai tư thế… mà còn là bởi những căn bệnh xương khớp nguy hiểm gây ra. Cùng New Zealand Milk tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này để có cách điều trị, phòng tránh kịp thời nhé!

 

Bệnh đau nhức xương khớp là gì?

 

 

 Bệnh viêm khớp là tình trạng tổn thương, nhiễm trùng, bào mòn ở lớp đệm của sụn khớp khiến cho khớp bị sưng đau, khó cử động.

 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO viêm khớp là một bệnh lý khá phổ biến mà theo số liệu điều tra cứ 100 người trưởng thành thì có từ 2-5 người bị mắc bệnh.

 

Đây là bệnh lý xảy ra tại các khớp trên cơ thể của người như: khớp cổ tay; khớp cổ chân; khớp đầu gối….Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các khớp bị sưng, nhức và đau, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, nhất là khi vận động và di chuyển.

 

Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tuy nhiên người cao tuổi và phụ nữ là những đối tượng dễ bị mắc nhất.

 

Triệu chứng bệnh 

 

Biến dạng khớp

 

Khi bị viêm khớp nặng, hệ thống sụn xương và dây chằng bị hư hại nghiêm trọng khiến cho khớp bị biến dạng. Đầu xương có thể lệch hẳn ra ngoài gây khó khăn, đau cho người bệnh mỗi khi vận động.

 

Sưng đỏ khớp

 

Sưng khớp là hậu quả tất yếu khi bị viêm nhiễm. Khớp bị viêm thường có biểu hiện sưng phù, đỏ, nóng ấm. Chỉ cần ấn nhẹ cũng thấy đau. Điều này có thể làm giới hạn phạm vi cử động của khớp.

 

Đau nhức xương khớp 

 

Tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng mà vị trí đau có thể khác nhau. Các khớp bị viêm đau nhiều nhất thường là khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay hay khớp các ngón tay chân… Bạn có thể bị đau nhức khớp dữ dội cả ngày lẫn đêm nếu bị viêm khớp nặng.

 

Có tiếng kêu lạ phát ra từ khớp khi cử động

 

Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp. Khi bị viêm, lượng chất dịch bôi trơn khớp bị giảm sút, cùng với đó lớp sụn bảo vệ khớp cũng bị hao mòn đáng kể. Chính vì vậy, các đầu xương có sự cọ sát vào nhau mỗi khi cử động làm phát ra tiếng kêu “lục cục”, “lạo xạo” tại khớp bị tổn thương.

 

Tình trạng nặng hơn có thể gây ra cơn đau cấp tính với nhiều triệu chứng kèm theo như: Cơn đau nghiêm trọng hơn vào chiều tối, ban đêm hoặc rạng sáng, lúc mới ngủ dậy; đau nhức kèm theo tê bì tay chân, nhức mỏi toàn thân, xương khớp rất mỏi mỗi khi đứng lâu/ngồi lâu,…

 

Nguyên nhân 

Đau nhức xương khớp do bệnh lý

 

Triệu chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Cơn đau kéo dài dai dẳng làm cản trở các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn hãy đến thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa xương khớp uy tín vì triệu chứng này có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp

 

Các nguyên nhân ngoài khớp

 

Thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gút), bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (bệnh viêm khớp dạng thấp) các tình trạng này làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp từ đó gây viêm khớp.

 

Do chấn thương 

 

 

Bệnh viêm khớp có thể phát triển sau một chấn thương kéo dài ở khớp, dây chằng, gân, cơ hay phần mềm quanh khớp. Các vận động viên thể thao, người lao động nặng nhọc rất dễ bị bệnh vì nguyên nhân này.

 

 

Ảnh hưởng của tuổi tác

 

Tuổi tác càng cao thì xương khớp càng bị thoái hóa, suy yếu. Hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ ở lớp sụn bao bọc quanh khớp khiến cho lớp sụn bị mỏng đi. Do vậy mà các đầu xương có hiện tượng ma sát mạnh hơn khi vận động dẫn đến tổn thương, sưng đau khớp.

Ngồi sai tư thế 

Thói quen ngồi làm việc sai tư thế (ngồi gù lưng hay ngồi nghiêng vai sang 1 bên) lâu dần sẽ có thể gây đau mỏi và làm biến dạng xương khớp. Vậy nên, các bạn hãy cố gắng điều chỉnh lại thói quen cũng như cường độ làm việc để phòng tránh đau xương khớp nhé!

Gout

 

 

 

Người mắc bệnh gút cũng xuất hiện triệu chứng đau nhức xương. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa Acid Uric khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.

 

Bệnh thường gây đau nhức kèm sưng, nóng và đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường là khớp ngón chân, cổ chân, gối và khớp bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu và mệt mỏi.

Loãng xương

 

 

Đối với người bị loãng xương, cơn đau nhức xương khớp sẽ xảy ra ở bên trong xương, thế nên dấu hiệu rất mơ hồ. Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện cảm giác đau nhức do loãng xương thông qua triệu chứng đau nhức tại các đầu xương hay cảm thấy đau mỏi dọc theo các xương dài (cột sống thắt lưng, đùi), đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm.

 

Một triệu chứng khác của loãng xương là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Thêm vào đó, đau nhức xương khớp do loãng xương có thể kèm theo hiện tượng co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế.

 

Cách điều trị bệnh đau nhức xương khớp

 

Tập thể dục thường xuyên

 

 

 Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp dẻo dai hơn. Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho các bệnh nhân viêm khớp do môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp. tuy nhiên cần đảm bảo chế độ tập luyện vừa sức.

 

Làm nóng khớp bằng cách vận động

 

Đặc biệt trong những hôm trời trở lạnh mà cần phải ra ngoài thì cần vận động, đi lại nhẹ nhàng để các khớp được trơn tru hơn. Một số bài tập yoga đơn giản giúp giảm cơn đau nhức xương khớp như tư thế gập người, tư thế rắn hổ mang, tư thế con mèo, đạp chân trên không trung cũng có thể giúp làm nóng khớp. Ngoài ra, nếu ngồi lâu đứng lâu một chỗ không vận động thì cũng nên thực hiện các động tác đơn giản để giúp giãn cơ, làm trơn khớp.

 

Thuốc giảm đau

 

 

Thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, ibuprofen,…giúp người bệnh kiểm soát được cơn đau và chống viêm. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải có sự chỉ định của bác sĩ và phải dùng kiên trì thì mới nhanh hết bệnh được

 

Làm ấm

 

Dùng túi chườm nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu tại các vùng khớp co cứng là liệu pháp giảm đau hiệu quả mà đơn giản. Ngoài ra, với người hay bị đau nhức xương khớp thì vào mùa lạnh nên giữ ấm cơ thể đặc biệt vùng chân, tay, cổ, ngực và bụng.

 

Điều trị bằng phẫu thuật 

 

Phẫu thuật áp dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp ở mức độ nặng hoặc người bệnh sử dụng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả. Với hình thức phẫu thuật, người bệnh sẽ được thay thế các khớp cũ, khớp bị viêm bằng các khớp nhân tạo. Thường những bệnh nhân bị viêm khớp ở hông hoặc ở đầu gối sẽ được áp dụng phương pháp này.

 

Với những bệnh nhân mà bị đau khớp ở ngón tay, ngón chân….mức độ nặng, bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất các khớp lại với nhau. Tức là các khớp của người bệnh sẽ được khóa lại cho đến khi các khớp tự lành và hợp nhất làm một.

 

Ăn uống

 

Bổ sung các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho người bị viêm khớp, thực phẩm giàu Omega 3, Vitamin K, D .C,… trong khẩu phần ăn hằng ngày.

 

Trên đây là kiến thức tổng quát về bệnh Viêm khớp, hi vọng nó sẽ giúp các bạn hiểu rõ và có cách phòng ngừa tốt nhất!