Bệnh tiểu đường là một bệnh xảy ra khi đường huyết của bạn, còn được gọi là đường trong máu quá cao. Glucose là nguồn năng lượng chính của bạn và đến từ thực phẩm bạn ăn. Insulin, một loại hormone do tuyến tụy tạo ra, giúp glucose từ thức ăn đi vào tế bào của bạn để sử dụng làm năng lượng. Đôi khi, cơ thể bạn không tạo ra đủ insulin hoặc không sử dụng tốt insulin. Glucose sau đó ở lại trong máu của bạn và không đến được các tế bào của bạn.

 

 Theo thời gian, glucose trong máu cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Mặc dù bệnh tiểu đường không có cách chữa trị, nhưng bạn có thể thực hiện các bước để kiểm soát bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe của mình. Trong đó việc điều chỉnh chế độ ăn là một khâu quan trọng.

 

Những thực phẩm người bị tiểu đường nên dùng 

Quế

Quế: Công dụng và cách dùng vị thảo dược quý của tự nhiên

 

 Quế có khả năng kiểm soát mức đường huyết, lượng cholesterol và triglycerid ở bệnh tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, nó cũng làm tăng độ nhạy insulin cho cơ thể.

 

 Một số nghiên cứu cho thấy, việc kiểm soát bệnh tiểu đường lâu dài thường sẽ dựa trên mức độ hemoglobin A1c (mức đường huyết trung bình trong 2–3 tháng). Trong một nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã dùng quế trong 90 ngày có mức độ hemoglobin A1c giảm gấp đôi so với những bệnh nhân khác chỉ được nhận sự chăm sóc thông thường.

 

 Tuy nhiên, quế cassia (quế Trung Quốc) – phổ biến ở các siêu thị, chợ – có chứa chất coumarin mà nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Mặt khác, quế ceylon (quế thật) lại có chứa ít lượng coumarin hơn. Vì vậy, bạn lưu ý chỉ nên dùng một lượng nhỏ không quá 2,5g quế cassia mỗi ngày.

 

Sữa chua ít đường

 

 

Sữa chua ít đường là một thực phẩm từ sữa rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

 

 Những thực phẩm như vậy đã được chứng minh có thể kiểm soát mức đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một phần nhờ vào lượng lợi khuẩn probiotic có trong chúng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: sữa chua và những loại thực phẩm từ sữa khác sẽ duy trì cân nặng ổn định và cải thiện tình trạng cơ thể của người bị tiểu đường tuýp 2. Nhiều người tin rằng, hàm lượng cao canxi và axit béo linoleic liên hợp (CLA) có trong sữa chua có thể có một vai trò rất quan trọng.

 

 Hơn nữa, mỗi phần sữa chua Hy Lạp chỉ chứa khoảng 6-8g tinh bột đường, thấp hơn các loại sữa chua khác. Chúng cũng có hàm lượng đạm cao hơn, thúc đẩy giảm cân do có khả năng làm hạn chế cơn thèm ăn và giảm thiểu được lượng calo tiêu thụ 

 

Sữa chua ít đường là một thực phẩm từ sữa rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Bông cải xanh

 

 

 

 

 Bông cải xanh là một trong những loại rau bổ dưỡng nhất thường gặp. Khoảng 92g bông cải xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Mg.

 

 Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể làm hạ nồng độ insulin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất.

 

 Không chỉ là thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường, bông cải xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.

 

Cá, nhất là cá biển

 

 

 Thay vì bổ sung chất đạm thông qua các loại thịt thông thường như thịt lợn, thịt bò,… thì người bị bệnh tiểu đường nên bổ sung thường xuyên bằng cách ăn các loại cá, nhất là cá biển, cá đại dương: cá hồi, cá ngừ, cá trích,…Loại thực phẩm không những ít chất béo xấu, ít mỡ bão hòa mà còn giàu Omega-3 và Vitamin D 

Thịt bò

 

 Không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều gia đình mà thịt bò cũng chính là gợi ý hoàn hảo đối với những bệnh nhân tiểu đường. Trong thịt bò có chứa axit linoleic tổng hợp (CLA). Chúng có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, kiểm soát đường huyết. Đồng thời chất này cũng ngăn ngừa ung thư rất tốt. Nếu đang tìm kiếm thực phẩm cho người tiểu đường thì thịt bò chính là gợi ý mà nhất định bạn đừng bỏ qua.

Trái cây họ bưởi, cam, quýt

 

Các loại cam nhập khẩu giá rẻ nhưng chất lượng hạt dẻ

 

 Không chỉ là trái cây được nhiều người yêu thích mà cam, quýt hay bưởi còn mang đến nhiều tác dụng cho người tiểu đường. Lượng đường trong những loại quả trên tương đối ít, trong khi đó chúng lại giàu các loại vitamin. Hãy ăn quả thay vì uống nước ép của chúng để tốt cho sức khỏe nhé.

Khổ qua rừng:

 

Trong thành phần của chúng có chứa các hoạt chất giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị của người bệnh tiểu đường. Đồng thời, khổ qua rừng còn có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ổn định huyết áp và phòng ngừa ung thư,…

Dâu tây

 

5 tác dụng của dâu tây, các loại dâu phổ biến và món ăn từ dâu tây

Dâu tây là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất mà bạn nên ăn

 

Chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin, giúp cho dâu tây có màu đỏ. Anthocyanin có khả năng giảm lượng cholesterol sau mỗi bữa ăn. Đồng thời, loại trái cây này cũng có khả năng điều chỉnh đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

Một phần ăn khoảng 150g dâu tây sẽ chứa 49 calo và 4g chất xơ trong 11g tinh bột đường. Phần ăn này cung cấp đủ 100% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày và cả những chất chống viêm có lợi cho tim mạch.

 

 Chìa khóa để ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường)/tiền đái tháo đường là ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe từ mỗi nhóm thực phẩm và tránh các thực phẩm chế biến có nhiều đường, muối và chất béo. Bất kể các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống hiện tại của một người, có rất nhiều lựa chọn thay thế có lợi cho sức khỏe. Để chắc chắn thêm, các bạn có thể tìm tới các chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn phát triển một kế hoạch ăn uống lành mạnh.