Nếu bạn đang thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn gì? Hãy để các chuyên gia tư vấn cho bạn thông qua các thông tin từ bài viết dưới đây. Hiểu được chế độ ăn uống cho người bị viêm loét dạ dày sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị tốt bệnh lý này một cách hiệu quả

 

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

 

Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh đặc trưng bởi những tổn thương viêm và loét ở niêm mạc của dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Trong đó thường gặp là các vết loét ở tá tràng chiếm đến 95%. Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng thường có các triệu chứng: đau dạ dày, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư và xuất huyết tiêu hóa.

 

Cách chữa viêm loét dạ dày tốt nhất là việc kết hợp với việc lựa chọn cách ăn uống phù hợp, khoa học thì mới tiết kiệm được thời gian và chi phí trị bệnh. Vì vậy và trong quá trình chữa trị viêm loét dạ dày thì bạn cần chú ý nên ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị.

 

Ăn thực chứa tinh bột

 

 

 

 Những thực phẩm có chứa lượng tinh bột dồi dào rất tốt đối với những người bệnh. Trong đó nổi bật nhất là bánh mì, cháo, cơm… Ngoài ra, khoai và xôi cũng là thực phẩm dễ tiêu hóa bởi chúng chứa lượng chất béo khá ít. Khi sử dụng các loại thực phẩm này có thể giúp cơn đau cải thiện khá tốt.

 

Thực phẩm chứa nhiều chất béo và Protein

 

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và tinh bột, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cũng nên cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm có chứa lượng chất béo thực vật lớn và dồi dào protein. Trong đó điển hình như:

 

-Protein ở trong dầu ăn sống: Có tác dụng làm giảm tiết dịch vị và hỗ trợ dạ dày tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng protein có trong các loại cá tự nhiên và những động vật ăn cỏ cũng rất phong phú và bạn có thể bổ sung hàng ngày.

 

 -Những chất béo thực vật có trong bơ, dầu ô liu, dầu dừa… và Omega – 3 ở cá hồi giúp hỗ trợ tiêu hóa và có tác dụng kháng viêm rất tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng những thực phẩm này ở mức độ vừa phải nếu như không muốn gây ra tình trạng khó tiêu..

 

– Các loại rau xanh:

 

Phòng ngừa ung thư diệu kỳ bằng cách thay đổi lối sống, chị em đã biết chưa

 

Trong rau xanh có nhiều Vitamin giúp cải thiện tình trạng viêm loét như: vitamin A, E, K, B,… các loại rau màu xanh đậm sẽ phù hợp cho bệnh nhân bị các bệnh về dạ dày, có thể kể đến: bắp cải xanh, cải xoăn, rau bina,…

 

Chuối

 

Ăn chuối có tác dụng gì? Mua chuối ở đâu giao hàng tại nhà

 

 Chuối là một loại quả mà bệnh viêm loét dạ dày HP nên ăn. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng trong chuối có chứa thành phần có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP đồng thời làm tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Những người bị viêm loét dạ dày HP nên ăn 1 quả chuối sau mỗi bữa ăn sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.  

 Đồ uống nhẹ dịu

 

Uống chè xanh cũng phải đúng cách kẻo rước bệnh vào người

 

 Nước chè loãng, hay nước ấm… được xếp trong nhóm những thức uống dịu nhẹ cho dạ dày. Bởi sự tác động của nó khiên dạ dày sẽ cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn

 

Sữa chua

 

 

  Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng

 

 Sữa chua có nhiều probiotic, enzyme có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc dùng sữa chua trong bệnh lý đau dạ dày, thực tế là sữa chua không béo có thể giúp ích trong đa số trường hợp, làm lớp đệm trên niêm mạc và giảm kích thích dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu lượng ít và theo dõi phản ứng của cơ thể khi ăn để điều chỉnh.

 

 Đậu bắp

 

Đậu bắp có tác dụng gì? Ăn nhiều đậu bắp có tốt không?

 

 Đậu bắp chứa nhiều vitamin B, C, E, và các dưỡng chất khác, đặc biệt nhất chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

 

 Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie:

 

 Có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm, cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày- tá tràng.

 

 Trên đây, bài viết vừa trình bày một số thông tin giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn gì. Chỉ cần tuân thủ chế độ ăn uống dành cho người bệnh, viêm loét dạ dày sẽ không còn là nỗi lo, nỗi ám ảnh mỗi khi cơn đau tới. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn.