Dị ứng thức ăn là phản ứng của cơ thể đối với một số chất có trong thức ăn. Theo thuật ngữ chuyên môn, các chất này được gọi là dị nguyên.
Những dị nguyên (protein) phổ biến nhất là sữa bò, sữa đậu nành, trứng, hạt lạc, lúa mì, đậu tương, cá, tôm cua,…Với 2 – 4% người lớn và 6 – 8% trẻ em, dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
Nguyên nhân của chứng bệnh dị ứng thức ăn
Các protein trong thực phẩm là nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh dị ứng thức ăn 

Thành phần chủ đạo gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ em là các chất protein trong thực phẩm. Đây là những protein không dễ bị phân huỷ bởi các men phân cắt protein như protease và không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ.Các phân tử protein này kết hợp với các IgE trong dịch tiết, trong máu rồi chúng lại tiếp tục được gắn với các dưỡng bào, là những tế bào có rất nhiều điểm tiếp nhận với IgE.

 

Sự kết hợp mang tính đồng loạt, mạnh mẽ này đã làm vỡ một số lượng lớn những tế bào dưỡng bào, giải phóng ra một nồng độ cao các chất trung gian hoá học, đặc biệt là các histamin. Những chất trung gian này bắt đầu gây ra những biến đổi cơ thể, là cơ sở của bệnh dị ứng: giãn mạch khiến sung huyết, phù nề, tiết dịch, nổi mẩn, nổi ban, co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn nôn, khó thở, kích thích khiến gây ngứa dữ dội mà gãi không thể hết.
Cách chẩn đoán có bị dị ứng thức ăn hay không? 
Nổi mề đay, mẩn ngứa hay buồn nôn,… là các triệu chứng điển hình của người dị ứng thức ăn 
Bạn có thể xác định người thân của mình có đang bj dị ứng thức ăn hay không dựa trên những dấu hiệu và phương pháp sau:
Dựa trên sự quan sát bằng mắt thường từ những biểu hiện bên ngoài:

 

– Nổi mẩn ngứa toàn thân hoặc ngứa trong miệng, nổi mề đay, phát ban, chàm, sưng môi, sưng mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

 

-Khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.

 

-Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn.

 

-Chóng mặt hoặc ngất xỉu

 

-Hạn chế và thắt chặt đường thở.

 

-Cổ họng bị sưng hoặc cảm giác bị nghẹn ở cổ họng khiến cho quá trình thở khó khăn.

 

-Sốc với sự giảm huyết áp đột ngột và nghiêm trọng.

 

-Mạch đập nhanh.

 

-Chóng mặt hoặc mất ý thức.

 

-Mức độ nặng của biểu hiện bị dị ứng thức ăn phụ thuộc vào thời gian cơ thể phản ứng lại thức ăn, cơ địa của bệnh và hàm lượng thức ăn được đưa vào cơ thể..

 

Ngoài ra nếu bệnh diễn ra theo chiều hướng nguy hiểm người bệnh có thể dẫn đến tình trạng bị Sốc phản vệ là hiện trạng nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời sẽ tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng người bệnh.

Bên cạnh đó, dị ứng thức ăn còn được xác định khi đi bệnh viện. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà người bệnh gặp phải để đưa ra chẩn đoán ban đầu.

-Thử nghiệm da: Tiến hành chích chiết xuất ở dạng pha loãng của chất nghi ngờ gây dị ứng lên vùng da tay hoặc da lưng của bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao các phản ứng trên da trong 15 – 20 phút. Nếu da bạn có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, sưng lên hay ngứa thì đã có phản ứng dị ứng xuất hiện.

 

-Xét nghiệm máu: Mặc dù độ chính xác không cao như thử nghiệm da nhưng xét nghiệm này cũng sẽ giúp hỗ trợ chẩn đoán được tốt hơn. Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra lượng kháng thể IgE trong máu phản ứng với các loại protein có trong một số loại thức ăn nhất định.

 

Một số mẹo chữa trị triệu chứng dị ứng thức ăn 

 

Dị ứng thức ăn mặc dù không phải là hiện trạng quá nguy hiểm nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Chính vì vậy, bạn hãy luôn chú ý đến việc phát hiện và điều trị để tránh rủi ro xuất hiện.

 

1. Tránh xa các loại thức ăn dễ gây kích ứng

 

 

Tránh xa các loại thức ăn có thành phần protein dễ gây dị ứng 

Đây là vấn đề quan trọng nhất cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc khi bạn gặp phải tình trạng này. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra kết luận về một số loại thức ăn khiến bạn bị kích ứng. Để thuyên giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ dị ứng lặp lại, bạn cần tránh xa các loại thức ăn được bác sĩ khuyến cáo.

 

Trong quá trình sử dụng đồ hộp hay đồ chế biến sẵn, bạn nên đọc kỹ thông tin trên vỏ hộp để nắm được thành phần của chúng. Loại bỏ những loại đồ ăn có thành phần gây dị ứng ra khỏi bữa ăn.

2. Dùng thuốc kháng Histamine

 

 Thuốc kháng Histamine có tác dụng hiệu quả và được bác sĩ chỉ định cho người dị ứng

Khi bạn bị dị ứng thức ăn ở mức độ nhẹ và vừa thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc thuộc nhóm này. Mặc dù không có tác dụng dự phòng dị ứng nhưng thuốc kháng Histamine có thể giúp cải thiện nhanh triệu chứng. Nhất là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da đi kèm với phát ban da hay nổi mẩn.

 

Một số loại thuốc thông dụng  thường được bác sĩ khuyến nghị dùng bao gồm: Promethazin, Siro Phenergan, Acrtvastin, Lorafenadin, Clarytine,…

 

Các loại thuốc trên đây sẽ giúp kiểm soát tốt hơn quá trình sản sinh Histamine của cơ thể. Từ đó có thể ức chế các phản ứng dị ứng ngoài da, đồng thời xoa dịu tình trạng ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, chúng vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ. Bạn cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn y khoa và báo cáo ngay khi gặp các vấn đề bất thường.

2. Sử dụng mẹo dân gian

 

Các mẹo dân gian mặc dù không điều trị và ngăn ngừa được tình trạng dị ứng thức ăn nhưng lại có thể giúp làm thuyên giảm triệu chứng. Một số liệu pháp từ tự nhiên đã được người bệnh kiểm chứng có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa.

 

Uống nước gừng:

 

 

 Uống nước gừng nóng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng cực kì hiệu quả 

 

Vị cay và tình ấm của gừng sẽ giúp làm giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa hay phát ban trên da. Đồng thời, uống nước gừng kết hợp mật ong còn làm ấm bụng và giúp hạn chế phát sinh các vấn đề về đường tiêu hóa. 

 

Cách dùng: Đun sôi 1 lát gừng trong 250ml nước lọc trong vòng 10 phút.  Chờ nước gừng ấm rồi hòa tan 1 muống mật ong vào và quấy đều 

 

Dùng gel nha đam:

 

Nha đam là một trong những nguyên liệu quen thuộc được chị em phụ nữ sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc da. Với những thành phần như lignin, anthraquinon, glycosid… nha đam còn đem lại kết quả tốt trong việc khắc phục các triệu chứng dị ứng.

 

Cách dùng: lấy phần gel của lá nha  đam tươi rồi dùng bông y tế thấm vào và trực tiếp thoa lên vùng da bị kích ứng. Để khô tự nhiên trong 10- 15 phút rồi rửa sạch lại vùng da bị dị ứng bằng nước ấm. 

 

Dị ứng thức ăn mặc dù là hiện trạng dễ gặp và không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng nên cẩn trọng. Hãy sớm thăm khám để nhận được sự chăm sóc y tế đúng cách. Tuyệt đối tránh gãi hay chà xát trên vùng da bị kích ứng bởi có thể sẽ khiến cho tổn thương da thêm nặng nề.

SỮA BỘT NGUYÊN CHẤT 100% CHÂU ÂU NEW ZEALAND MILK GROUP GASTRO

 

 Người bị bệnh dị ứng khó được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn hằng ngày nên họ thường bị một số bệnh lý như thiếu chất dinh dưỡng, chậm phát triển về chiều cao, trí tuệ,… Thấu hiểu khó khăn đó, công ty Cổ phần tập đoàn New Zealand Milk Group hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã cho ra đời dòng sản phẩm Sữa bột nguyên chất Châu Âu New Zealand Milk Group Gastro với nguyên liệu chính nhập khẩu 100% từ New Zealand hỗ trợ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho người bị bệnh dị ứng thực phẩm.

 

 Nét nổi trội của sản phẩm sữa New Zealand Milk Group Gastro so với những sản phẩm cùng loại:

 -Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất

 

 -Dòng sản phẩm mới, bao bì và cách đóng gói mới dạng gói 40 gram/ 1 lần dùng thuận tiện cho lưu trữ, sử dụng hay đưa đi xa.

 -Đạt yêu cầu về độ An toàn thực phẩm của Bộ Y tế và được cấp phép sản xuất ISO 22000

 

 -Thành phần nguyên liệu chính tạo nên 1 hộp sữa 400 gram từ hơn 35 loại khoáng chất, vitamin: MUFA, PUFA, tinh chất đạm Whey, xơ tiêu hóa, Zinc, Lodien, Manganese, K1, E, B1, B6, B9,…

 

 -Bổ sung đầy đủ Canxi Vitamin D3, Nano Curcumin có tác dụng lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa,…

 

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ

      CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NEW ZEALAND MILK 

Hotline: 090 268 1389 – 038 871 0326

 

Email: info@newzealandmilkgroup.vn

 

Website: www.newzealandmilkgroup.vn

 

  Địa chỉ: Số 58 đường 32 (Nguyễn Thị Hé), Ấp Thượng, Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh