Bạn bị các bệnh lý liên quan như khó tiêu, nổi mề đay, sưng mặt hoặc đau bụng sau khi ăn? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó đủ khả năng gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời và nhanh chóng. Tìm hiểu về tình trạng này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như kiểm soát các triệu chứng dị ứng thực phẩm nếu như gặp phải!
Hãy cùng New Zealand Milk tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện cũng như một số biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng thức ăn nhé!
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng dị ứng thức ăn ở một số người
Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với 1 protein có trong thức ăn
Dị ứng thức ăn là tình trạng xảy ra phản ứng của hệ miễn dịch với một số loại thức ăn khi hệ miễn dịch của cơ thể tác động trực tiếp quá mức với một protein có trong thức ăn khi chúng ta ăn vào.
Ngay cả một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, phát ban hoặc sưng đường hô hấp.Dị ứng thức ăn ảnh hưởng đến khoảng 6-8% trẻ em và 4% người lớn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng thức ăn
Khi bị dị ứng thức ăn, hệ thống miễn dịch xác định nhầm một loại thực phẩm cụ thể hay một chất trong thực phẩm có chất lạ, độc hại cho cơ thể. Ở chế độ hô hấp, hệ thống miễn dịch sẽ sản sinh ra các kháng thể là IgE để vô hiệu hoá thực ăn hoặc chất lạ trong thức ăn gây dị ứng. Đến lần tiếp theo khi ăn một lượng nhỏ thức ăn mà có chứa chất lạ gây dị ứng đó thì kháng thể IgE sẽ cảm nhận được nó và báo hiệu cho hệ thống miễn dịch giải phóng ra histamin, cũng như các chất hoá học khác rồi đi vào đường máu. Lúc này, các triệu chứng dị ứng như nổi mề đay, buồn nôn… sẽ xảy ra.
Ở người lớn, phần lớn dị ứng thức ăn được kích hoạt bởi một số protein trong: động vật có vỏ như tôm, tôm hùm và cua; các loại hạt như óc chó, quả hồ đào và cá.
Ở trẻ em, dị ứng thức ăn thường được kích hoạt bởi protein trong: đậu phộng, các loại hạt, trứng, sữa bò, lúa mì, đậu nành.
Thói quen ăn uống:
Thói quen ăn uống không khoa học thường dễ dẫn đến tình trạng dị ứng thực phẩm. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, các loại hạt, sữa, trứng,…
Giới tính và tuổi tác:
Chưa có thống kê cụ thể hoặc thông báo nào chỉ rõ có sự khác biệt về giới ở dị ứng thức ăn. Theo nghiên cứu của Kanny- G và cộng sự thì tỉ lệ dị ứng thức ăn ở phụ nữ là 50 – 63%, còn Spergel cho biết tỉ lệ nam/nữ ở 751 trẻ em dị ứng thức ăn là: nam 70%, nữ 30%. Dị ứng thức ăn có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, theo nhiều thông báo thì tỉ lệ gặp ở trẻ em cao hơn. Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ ban đầu Sharnbrook, UK (1996) cho biết, tỉ lệ dị ứng thức ăn ở trẻ em là 8% và dị ứng thức ăn ở người lớn là 2%.
Di truyền dị ứng của cá nhân, gia đình
Nhân tố di truyền và những người có tiền sử cá nhân hay gia đình về các bệnh dị ứng (cơ địa dị ứng) dễ bị dị ứng thức ăn hơn. Theo Jonathan nghiên cứu trên 751 trẻ thì tỉ lệ trẻ có tiền sử dị ứng gia đình và bản thân là 92%.
Môi trường:
Ngoài ra, các yếu tố môi trường như không khí, nguồn nước cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng dị ứng thực phẩm ở người.
Biểu hiện, triệu chứng của bệnh:
Phản ứng dị ứng với thức ăn có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Phần lớn các triệu chứng của dị ứng thực phẩm thường gây khó chịu cho người bệnh nhưng thường không quá nghiêm trọng. Ở một số người, tình trạng này xảy ra nặng với những triệu chứng đáng sợ, thậm chí có thể nguy hại đến sức khỏe.
Một số triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng thực phẩm:
-Nổi mề đay, ngứa ran hoặc ngứa trong miệng
-Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn
-Có biểu hiện sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
-Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.
-Chóng mặt, đau đầu hoặc ngất xỉu.
Hiện tượng sốc phản vệ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như đường hô hấp bị thắt chặt, cổ họng sưng, khó thở, sốc, mạch đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức…
Một số cách chưa trị dị ứng thức ăn nhanh và hiệu quả nhất
Phòng ngừa
Những cách chữa dị ứng thức ăn hiện nay chỉ chủ yếu tập trung vào thuyên giảm triệu chứng chứ không thể điều trị tận gốc. Do đó, chủ động phòng ngừa dị ứng thực phẩm vẫn luôn được ưu tiên. Để thực hiện điều này, bạn cần:
-Tránh ăn các thực phẩm gây dị ứng
-Tập thói quen đọc nhãn thực phẩm trước khi dùng
-Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
-Nhờ bác sĩ kê đơn epinephrine khẩn cấp nếu thường xuyên bị dị ứng thực phẩm
Sử dụng thuốc tây
Đối với dị ứng thể nhẹ: Sử dụng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, phát ban.
Đối với dị ứng nghiêm trọng: Bạn có thể cần tiêm epinephrine và đến phòng cấp cứu với hai phương pháp điều trị thông thường là Anti-ige và liệu pháp miễn dịch đường uống
Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn
Loại bỏ sản phẩm gây dị ứng ra khỏi bữa ăn
Điều đầu tiên nên loại các thực phẩm nghi ngờ dị ứng ra khỏi thực đơn hàng ngày, tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây kích ứng.
Dùng một số bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trơ điều trị dị ứng: uống nước giấm táo, nước gừng nóng, dùng lá trầu không,…
Dị ứng thức ăn là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Trong nhiều trường hợp, phản ứng dị ứng có thể rất đáng sợ và gây nhiều nguy hiểm. Vì thế cần có những hiểu biết về biện pháp phòng ngừa và xử lý khi gặp phải trường hợp dị ứng thực phẩm.
SỮA BỘT NGUYÊN CHẤT CHÂU ÂU NEW ZEALAND MILK GROUP GASTRO
|