Câu hỏi 14: Sau khi giảm cân, có còn cần lo lắng về bệnh tiểu đường không? 

 

Không thể nói rằng bạn giảm cân thì bạn sẽ không bị tiểu đường. Tiểu đường type 2 là căn bệnh liên quan chặt chẽ tới lối sống, do đó những người béo phì, có lối sống không khoa học thường có nguy cơ cao mắc bệnh này. Trong thực tế, có tới 70 đến 80 % bệnh nhân tiểu đường hiện đang bị béo phì hoặc từng bị béo phì trước đây (những người hiện tại đã giảm cân).

 

Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường type1 tiến triển không tương quan với trọng lượng cơ thể của bạn.

 

Câu hỏi 15: Khi giảm cân đột ngột, bệnh tiểu đường có diễn biến nặng hơn không? 

 

Đúng vậy, khi chức năng của tế bào beta của tuyến tụy suy giảm, giảm tiết insulin, khả năng hấp thụ glucose trong máu vào tế bào kém hơn. Năng lượng cần thiết cho cơ thể sẽ được bài tiết dưới dạng đường trong nước tiểu, cơ thể sẽ sử dụng chất béo như một nguồn năng lượng thay vì glucose, vì thế trọng lượng cơ thể bị giảm đột ngột.

 

Câu hỏi 16:Muốn xác nhận có bị tiểu đường không, cần có những loại kiểm tra nào?

 

Việc kiểm tra bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại:

 

1.Kiểm tra để phát hiện bệnh tiểu đường

 

2.Kiểm tra để chẩn đoán,

 

3.Kiểm tra xác nhận hiệu quả điều trị,

 

4. Kiểm tra các biến chứng và bệnh đồng khởi phát,

 

5. Kiểm tra chi tiết các nguyên nhân gây tăng đường huyết và các loại bệnh tiểu đường,

 

6. Những kiểm tra bệnh nhân có thể tự thực hiện.

 

Những người bị nghi ngờ có bệnh tiểu đường trong kiểm tra (1) nên tiếp nhận việc kiểm tra (2), nếu được chẩn đoán là bệnh tiểu đường, sẽ bắt đầu tiến hành điều trị, kiểm tra (3) và (4) sẽ giúp xác nhận hiệu quả điều trị và việc bệnh nhân có biến chứng không để tiếp tục điều trị, trong khoảng thời gian này, bệnh nhân sẽ thực hiện các kiểm tra (5) và (6) để có thể điều chỉnh việc điều trị phù hợp.

 

Câu hỏi 17: Làm thế nào để kiểm tra phát hiện bệnh tiểu đường?

 

Bởi vì bệnh tiểu đường có ít triệu chứng cơ năng nên đây là một căn bệnh thường được phát hiện khi bệnh nhân khám bệnh tại nơi sinh sống và tại nơi làm việc. Nếu lượng đường trong máu cao khi xét nghiệm máu và khi kiểm tra nước tiểu có kết quả dương tính về lượng đường trong nước tiểu (trong nước tiểu có đường) thì có thể nghi ngờ đó là bệnh tiểu đường, do đó cần có kiểm tra kiểm tra chi tiết.

 

Câu hỏi 18:Xét nghiệm máu cho kết quả bao nhiêu thì xác định bị tiểu đường ?

 

Trong xét nghiệm máu, thông thường sẽ lấy máu trong tình trạng đói, chỉ số đường huyết dưới 110 mg/dL là mức tiêu chuẩn bình thường không phải bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu chỉ số đường huyết là ≥110 mg/dL, khả năng có thể nghi ngờ bị bệnh tiểu đường, nếu chỉ số này ≥126 mg/dL khả năng bị bệnh tiểu đường khá cao.

 

Câu hỏi 19: Đo insulin là gì?

 

Insulin được tiết ra từ tuyến tụy và là một loại hoóc-môn duy nhất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Bằng cách đo nồng độ insulin trong máu, chúng ta có thể suy ra tình trạng làm việc của tuyến tụy.

 

Câu hỏi 20: Nếu bồng độ insulin thấp thì sẽ bị tiểu đường đúng không?

 

Khi insulin được tiết ra, nó được sử dụng trong một thời gian rất ngắn, vì vậy giá trị kiểm tra thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời điểm đo lường. Đối với những người khỏe mạnh, sau khi ăn uống, nồng độ insulin sẽ sớm tăng lên, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, nồng độ insulin sẽ mất thời gian khá dài để bắt đầu tăng lên và lượng tăng lên cũng không đủ. Đặc biệt trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 trước khi bắt đầu điều trị, mức insulin lúc đói là thấp và vẫn thấp sau khi ăn. Nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị insulin ngay lập tức trong tình trạng như vậy, sau đó nồng độ insulin lên xuống tùy thuộc vào số lượng tiêm insulin.

 

Do đó nồng độ insulin thường thấp trong bệnh tiểu đường, nhưng nồng độ insulin không quá thấp hoặc khá cao trong bệnh tiểu đường khác ngoài bệnh tiểu đường tuýp 1 (chủ yếu là tuýp 2). Trong trường hợp đó, tình trạng tăng đường huyết là do tính kháng insulin.

 

Câu hỏi 21: Những loại kiểm tra nào bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà?

 

Bệnh nhân tiểu đường có thể tự đo trọng lượng cơ thể, mỡ cơ thể, đường nước tiểu, protein nước tiểu, thể ketone trong nước tiểu, huyết áp, đường huyết,…tại nhà.