Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, vậy đâu là biểu hiện của chứng bệnh này là gì? Có cách nào điều trị dứt điểm không? Hãy cùng New Zealand Milk đi tìm câu trả lời nhé!

 

Khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh xuất hiện, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả là khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

 

 

Rối loạn tiêu hóa thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ

 

Dưới đây là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh bố mẹ cần lưu ý:

Nôn ói

 

Ðây là triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh. Trẻ bình thường cũng hay trớ một lượng nhỏ sữa trong hoặc ngay sau bú với các dấu hiệu

 

Ọc dịch xanh rêu.

 

-Bụng chướng.

 

-Không đi tiêu phân su 48 giờ sau sinh.

 

Nguyên nhân

 

+Bé bú no quá, các cữ bú gần nhau

 

+Lỗ núm vú cao su to hoặc nhỏ quá so với miệng bé

 

+Mẹ đổi loại sữa không phù hợp

 

+Tư thế bế trẻ không đúng

 

Cách khắc phục

 

+Cho trẻ bú mẹ đúng cách

 

+Mặt trẻ đối diện với vú, mũi trẻ đối diện với núm vú.

 

+Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, không chỉ đỡ ở cổ và vai.

 

+Cho bé bú ở tư thế đứng

Ðau bụng

 

Biểu hiện

 

Ðau bụng từng cơn kèm khóc ngất. Cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ. Mặt trẻ đỏ hoặc có thể tái. Trong cơn đau, bụng chướng, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. 

 

 

Đau bụng là triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

 

Nguyên nhân

 

-Ðau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do đói, nuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá.

 

-Một số bệnh lý gây đau bụng như đầy hơi táo bón, lồng ruột, thoát vị bẹn.

 

Cách khắc phục

 

-Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều. Cho trẻ ngồi khi bú.

 

-Ẵm trẻ trên tay, bế trẻ ở phía trước hoặc cho trẻ vào xe đẩy hoặc nôi. Đẩy bé nhẹ nhàng giúp xoa dịu cơn đau

 

-Cho trẻ tắm nước ấm

 

-Massage bụng cho trẻ

 

-Không nên ép bé bú quá mức, điều này có thể khiến bé không thoải mái. Bạn hãy chờ ít nhất hai đến hai tiếng rưỡi rồi mới cho bé ăn lần tiếp theo

 

Đặt em bé nằm sấp trên đầu gối của bạn một lát và xoa lưng nhẹ nhàng để làm giảm áp lực lên bụng của bé

 

-Quấn ủ bé trong một tấm chăn lớn, mỏng để bé cảm thấy an toàn và ấm áp

Tiêu chảy

 

Trẻ sơ sinh bình thường, đặc biệt những trẻ bú mẹ, có thể đi tiêu 5-10 lần trong một ngày, thường sau mỗi cữ bú, phân sệt, màu vàng sậm, trẻ tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.

 

Biểu hiện

 

Biểu hiện của tình trạng này là trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 14 ngày, bé mệt mỏi, kém ăn, đột ngột nôn trớ. Số khác, trẻ có thể bị trướng bụng, sốt, phân có chất nhầy, có máu,…

 

Nguyên nhân 

 

-Do nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng: E.Coli, Shigella, Samonella, phẩy khuẩn tả…

 

-Trẻ bị dị ứng sữa, bú nhiều quá

 

-Trẻ mắc hội chứng kém hấp thu

 

Cách khắc phục

 

Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.  

 

Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần. 

Táo bón

 

Trẻ ít đi ngoài, 2-3 ngày mới đi 1 lần là biểu hiện táo bón ở trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa 

 

Ở một số trẻ sơ sinh có thể đi tiêu 1 lần trong ngày hoặc mỗi 36-48 giờ, nhưng phân không khô và trẻ đi tiêu dễ, đây không gọi là táo bón.

 

Dấu hiệu nhận biết

 

Biểu hiện của táo bón là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2 – 3 ngày mới đi một lần, phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to, rắn, bụng bị cứng, có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được.

 

Nguyên nhân

 

– Bé uống sữa bột

 

– Lượng sữa bú không đủ cho bé 

 

-Loại sữa bé uống có nhiều protein hoặc nhiều chất béo 

 

– Sữa được pha quá đặc ví dụ hơn 1 muỗng sữa cho mỗi 30ml nước

 

– Bé ăn ít chất xơ, không ăn rau quả trong thực đơn ăn dặm

 

Cách khắc phục

 

Điều trị táo bón cho trẻ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong đó điều chỉnh chế độ ăn chính là bước quan trọng nhất:

 

– Cho trẻ uống nhiều nước

 

-Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau hoặc củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi

 

-Cho trẻ dùng sữa không gây táo bón, có thể bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền với những trẻ đã có thể ăn dặm. Pha sữa đúng tỷ lệ 1 muỗng sữa gạt ngang cho mỗi 30ml nước sẽ giúp trẻ đi tiêu bình thường.

 

-Không cho những trẻ lớn ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm hay bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê,…;

 

-Cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé (đối với trẻ lớn) hoặc massage bụng cho trẻ nhỏ;

 

– Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ.

 

Chậm tăng cân

 

 

Biểu hiện

 

Cách duy nhất để biết nếu em bé tăng cân hay không là thông qua việc kiểm tra cân nặng ở các buổi khám sức khỏe định kì. Bạn cũng nên theo dõi phân, nước tiểu, thói quen bú của con và ghi chú lại. 

 

Ngoài ra, một số biểu hiện bé chậm hoặc không tăng cân cũng có thể bao gồm việc bé tỏ ra mệt mỏi, uể oải…Trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu mất nước, da khô, thóp lõm, véo da vết véo mất chậm.

 

Nguyên nhân

 

– Không ngậm vú mẹ đúng cách

 

-Thời gian bú thiếu hợp lý

 

-Bé đang gặp vấn đề về sức khỏe

 

-Nguồn sữa mẹ thấp

 

Biện pháp khắc phục

 

Các bà mẹ cần điều chỉnh tư thế bế trẻ bú đúng, tăng lượng sữa bú cho đủ và tìm bệnh lý đi kèm.

 

Hậu quả

 

Nếu không được kiểm soát, tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể gây ra các tác động tiêu cực, chẳng hạn như:

 

-Suy dinh dưỡng

 

-Cấu trúc cơ yếu

 

-Vấn đề tim mạch

 

– Tăng trưởng bất ổn

 

 Hệ thống miễn dịch suy yếu

 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không đơn giản chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng thậm chí là tử vong do tình trạng mất nước, muối. Nguyên nhân chủ yếu là do mẹ cho bú không đúng cách hoặc trẻ có một số bệnh lý đường tiêu hóa (nhiễm trùng, kém hấp thu, dị tật bẩm sinh…) Phụ huynh cần chú ý theo dõi và có cách xử trí phù hợp khi trẻ có các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm.