Câu hỏi 1: Thoái hóa cột sống thắt lưng được hiểu thế nào?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính của xương khớp, thường biểu hiện đau ở đốt sống thắt lưng
Trả lời: Đây là một căn bệnh mãn tính của xương khớp, do biến chứng của đau đốt sống lưng mà không có biểu hiện viêm. Tình trạng các tế bào sụn ở cột sống vùng thắt lưng bị thoái hóa theo thời gian, khả năng sản sinh và tái tạo tế bào sụn giảm dần và mất hẳn. Ngoài ra, quá trình thoái hóa còn ảnh hưởng đến đĩa đệm và màng hoạt dịch. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt vĩnh viễn cho người bệnh.
Câu hỏi 2: Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Trả lời: Thoái hóa cột sống thắt lưng là hậu quả của nhiều yếu tố, trong đó, tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu. Một số yếu tố khác như: nghề nghiệp, lao động nặng nhọc, tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, di truyền, tư thế lao động,…
Câu hỏi 3: Làm sao để phòng ngừa bệnh?
+ Điều chỉnh chế độ hoạt động hằng ngày để tránh căng thẳng lên cột sống.
+ Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo và các đồ có chất kích thích. Dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ cột sống chắc khỏe hơn.
+ Nên luyện tập các môn thể thao như đi bộ, bơi lội hay tập yoga nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa có thể giúp đĩa đệm giữ nước làm cột sống của bạn mạnh mẽ và linh hoạt. Điều này, là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện sự ổn định của cột sống và có thể làm chậm sự thoái hóa.
+ Ngồi làm việc đúng tư thế phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng.
+ Ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 6 như cá hồi, cá ngừ,… giúp tăng cường sự chắc khỏe, dẻo dai của cột sống.
+ Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotin trong thuốc lá ngăn chặn đĩa của bạn hấp thụ vitamin, chất dinh dưỡng.
Câu hỏi 4: Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng bạn nên biết?
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp ở người trên 40 tuổi với biểu hiện đau vùng thắt lưng, cong vẹo cột sống,...
Trả lời: Khoảng 80% người trung niên bị thoái hóa cột sống thắt lưng do thoái hóa cột sống lưng. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa các đốt sống thắt lưng kèm theo phản ứng viêm, làm giảm chức năng nâng đỡ cơ thể, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây đau với nhiều mức độ khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ của tình trạng thoái hóa mà có những biểu hiện như:
– Đau vùng lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm.
– Cơn đau lưng nghiêm trọng, âm ỉ trong thời gian dài, đau buốt khó chịu, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.
– Cảm giác châm chích, âm ỉ như kim châm, kiến bò, tê đỏ.
-Đau đớn ở phần cột sống thắt lưng, đến mức không thể cúi xuống, ngồi hay đứng lên ngay được, có thể khiến người bệnh đứng bị vẹo một bên không thể đứng thẳng, thậm chí teo cơ dần đi vì không thể cử động.
– Tê cứng cột sống, đau nhức kèm theo mỏi lưng và chân nhiều hơn, mỗi khi thay đổi thời tiết khiến người bệnh mệt càng thêm mệt.
– Xuất hiện các cơn đau lưng sau chấn thương, khi vận động nhiều, hay khi bị lạnh, mắc mưa một cách đột ngột.
– Thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống gây đau nhức và luôn có cảm giác không thoải mái ở bất cứ tư thế nào.
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng chúng ta có thể sử dụng phương pháp kiểm tra như:
-Xét nghiệm máu toàn phần.
– Chụp X-quang tư thế thẳng và nghiêng của cột sống lưng để nhanh chóng phát hiện vị trí có các triệu chứng của thoái hóa.
– Chụp cộng hưởng từ cột sống.
Câu hỏi 6: Thoái hóa cột sống thắt lưng điều trị thế nào cho hiệu quả?
Trả lời:
Sử dụng thuốc Tây Y
Sử dụng thuốc tây là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng hiện nay
Thuốc tây y thường là lựa chọn của nhiều người khi thắc mắc thoái hóa cột sống. Thuốc tây y được chỉ định ngay sau khi bác sĩ thăm khám và nhận biết bệnh như:
-Thuốc giảm đau thoái hóa cột sống thắt lưng: paracetamol, opiat và chất dẫn xuất của opiat, codein hoặc tramadol,…
–Thuốc thoái hóa cột sống chống viêm không steroid như: Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Piroxicam,…
Tuy nhiên sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau cũng gây nên nhiều tác dụng phụ như đau đầu, nổi phát ban, ngứa, mất ngủ,… Nên sử dụng hạn chế, đúng liều lượng, không nên lạm dụng thuốc và ngừng sử dụng ngay thuốc nếu có các triệu chứng với bất cứ thành phần nào của thuốc và chuyển sang phương pháp điều trị khắc phù hợp hơn.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, các bài tập kéo giãn cột sống là phương pháp cực kỳ cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng.
Các bài tập này đóng vai trò tăng độ bền xương khớp, cải thiện sự linh hoạt của cột sống, giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Một vài bài tập phù hợp với việc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng mà bạn có thể tham khảo như bơi lội, tập yoga tư thế con mèo, tập xà,… Hãy kiên trì tập luyện hàng ngày ít nhất 30 phút, nếu trong trường hợp tập luyện mà cơn đau càng ngày càng tăng nặng hơn thì có nghĩa là bạn đang tập sai hoặc tập quá sức, hãy ngừng tập và liên hệ với bác sĩ ngay.
Chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án cuối cùng trong các cách chữa thoái hóa cột sống thắt lưng. Phương pháp này sẽ được chỉ định khi toàn bộ những cách trên không mang lại tác dụng. Nếu bệnh nhân đã rơi vào tình trạng cần phải phẫu thuật mới khỏi, bạn cần tìm đến các bệnh viện lớn nơi có các bác sĩ tay nghề cao, máy móc hiện đại để được điều trị. Cần lưu ý rằng, có thể bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một loạt các biến chứng nguy hiểm, rủi ro trong quá trình mổ và sau mổ.
Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giải đáp được được thắc mắc của bạn về căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị.