1. Chữa thoái hóa khớp gối có cần phẫu thuật không?

Biện pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối có thể giúp bạn cải thiện chức năng của khớp gối, đi lại bình thường. Nhưng đa số các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp này sau cùng. 
Phẫu thuật khớp gồi chỉ áp dụng khi bạn đã điều trị bằng tất cả các phương pháp khác mà tình trạng đau khớp gối và bệnh tình không thuyên giảm. Phẫu thuật thay khớp gối chỉ được áp dụng khi:

 

-Đau khớp gối ở mức độ vừa, nặng hoặc nghiêm trọng khiến bạn gặp khó khăn trong những hoạt động hàng ngày, kể cả ngày hay đêm hoặc cả những lúc nghỉ ngơi.

 

-Bị viêm và sưng khớp gối kéo dài, đồng thời không thể giảm tình trạng viêm và sưng sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc

 

-Cẳng chân bị lệch do thoái hóa khớp gối.

 

-Gặp tình trạng cứng khớp

 

-Tình trạng đau khớp gối không hề thuyên giảm đau khi sử dụng thuốc

 

2. Bị thoái hóa khớp gối có đi giày cao gót được không?

 

Khi đi giày cao gót, cơ thể phải điều chỉnh và thay đổi trọng lượng tổng thể và trọng tâm của nó để bù vào gót giày. Gót giày càng cao thì nguy cơ gặp phải các vấn đề về lưng, hông và đầu gối càng lớn. Khi đi giày cao gót, cơ thể đẩy trọng tâm về phía trước làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng đau lưng, theo thời gian, nó sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống…

 

Đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gối và gót chân, điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp (sự ăn mòn sụn giữa xương, khiến xương cọ xát vào nhau). Vậy nên hạn chế việc mang giày cao gói thường xuyên, nếu phải đi bộ nhiều bạn nên chọn một đôi giày đế bằng tốt hơn là một đôi giày cao gót.

3. Thời tiết có liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối không?

 

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu trong nhiều năm qua nhằm tìm ra mối liên hệ giữa thời tiết và đau xương khớp. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy những người bị viêm khớp có thể nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất khí quyển.

 

Khi lớp sụn bao phủ xương bên trong khớp bị bào mòn, các dây thần kinh trong xương có thể cảm nhận được những thay đổi của áp suất. Hơn nữa, khi áp suất khí quyển thay đổi có thể khiến cho gân, cơ và các mô sẹo bị giãn ra và co lại, dẫn đến tình trạng đau khớp.

 

Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho chất lỏng bên trong khớp trở nên dày hơn, gây ra khô cứng khớp. Trong một cuộc khảo sát trên 200 người bị viêm xương khớp ở đầu gối, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi nhiệt độ giảm khoảng 10 độ, cũng như áp suất khí quyển thấp đã làm gia tăng chứng đau khớp.

 

Bạn cũng có thể cảm thấy đau xương khớp hơn mỗi khi thời tiết “trái gió trở trời”. Tình trạng nắng mưa thất thường, nhất là thời tiết trở lạnh khiến cho các khớp bị cứng và đau hơn. Nhiều người bị viêm khớp đã cảm nhận được các triệu chứng xấu xảy ra trước hoặc trong những ngày mưa. Thông thường, áp suất giảm xuống trước khi thời tiết mưa hoặc trở lạnh. Điều này có thể làm cho các mô bị viêm mở rộng ra và khiến cơn đau tăng lên.

 

Mặc dù thời tiết không phải là nguyên nhân gây ra viêm khớp hoặc làm cho bệnh trở nên nặng hơn, tuy nhiên chúng có thể tạm thời làm tăng cơn đau khớp. Chỉ khi thời tiết có tín hiệu ấm và khô hơn thì người bệnh mới cảm thấy dễ chịu và không bị giày vò bởi những cơn đau xương khớp.

4. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh thoái hóa khớp gối thì con có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối không?

 

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh, yếu tố di truyền không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm khớp gối ngoại trừ bệnh viêm khớp dạng thấp. Thực chất nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp gối là do tuổi tác, thói quen sinh hoạt không lành mạnh và một số tính chất ng việc tác động trực tiếp lên khớp gối. Ngoài ra thừa cân béo phì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối do cân nặng làm tăng áp lực lên khớp gối, đè nặng lên sụn khớp dẫn đến tình trạng va chạm giữa các sụn khớp, gây viêm quanh khớp.

 

5. Cứ mỗi pound tăng cân thì sẽ có một lực đè lên đầu gối một lượng bằng nhau?

 

Tập luyện giúp giảm cân và làm tăng sức căng của cơ. Cứ mỗi Pound (450gram) trọng lượng cơ thể, khi hoạt động sẽ tạo ra một lực tác động lên khớp gối tương đương 6 pound (gấp 6 lần). Do vậy những người nặng cân có nguy cơ thoái hóa khớp gối sớm hơn những người nhẹ cân.

 

Sức mạnh của cơ có vai trò quan trọng trong trận chiến chống lại bệnh thoái hóa khớp gối. Cơ quanh khớp gối có vai trò hấp thụ các lực tác động lên khớp khi gối hoạt động hằng ngày cũng như lúc chơi thể thao. Cơ càng khỏe thì khả năng hấp thu lực tác động lên khớp gối càng tốt, càng giảm được triệu chứng của thoái hóa khớp gối trên lâm sàng. Vì vậy tập luyện nhằm mục đích làm tăng sức căng, độ khỏe của các cơ như cơ tứ đầu, cơ Hamstring (cơ thon và bán gân), cơ tam đầu cẳng chân có vai trò quan trọng trong liệu trình điều trị. Ngoài ra các cơ này còn có vai trò quyết định đến động tác gấp và duỗi khớp gối. Các bài tập có tác dụng tăng sức căng, khỏe cho cơ vùng đùi, cẳng chân nhưng không làm tăng tải trọng cho khớp như đi xe đạp, tập bơi, tập ngồi xổm giữ trọng lượng (tư thế tấn), gấp duỗi gối có sức cản…

6. Thoái hóa khớp gối có phải là kết quả bình thường của quá trình lão hóa không?

 

Thoái hóa khớp gối là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nhưng nếu người bệnh xác định sớm nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối và chữa bệnh kịp thời sẽ giảm thiểu biến chứng do căn bệnh gây ra. Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối xuất phát từ 2 yếu tố sau:

 

Nguyên nhân nguyên phát: bao gồm những yếu tố phát triển từ giai đoạn đầu gây bệnh thoái hóa khớp gối. Cụ thể:

 

– Sự lão hóa: con người ở lứa tuổi càng cao thì tình trạng sụn khớp gối bị bào mòn càng nghiêm trọng dẫn đến khả năng chịu lực và đàn hồi giảm sút.

 

– Yếu tố nội tiết : Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp gối do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị suy giảm, làm hạn chế khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.

 

● Nguyên nhân thứ phát: là nhóm nguyên nhân thoái hóa khớp gối phát sinh do những thay đổi khách quan gây ra tổn thương cho khớp gối. Bao gồm:

 

– Chấn thương: Khi con người gặp tai nạn, lao động quá sức hoặc tập thể thao sai cách sẽ gây ra thoái hóa khớp gối do những tổn thương cho dây chằng, gân hoặc dịch bao quanh khớp gối.

 

– Tiền sử phẫu thuật: những tổn thương sau phẫu thuật (cắt sụn chêm, nối gân..) vùng đầu gối dẫn tới sự biến đổi sinh lý, hình thái xương khớp và cũng là nguyên nhân thoái hóa khớp gối không thể bỏ qua.

 

Tóm lại : Sức khỏe của các khớp liên quan đến việc chúng ta có thể di chuyển tự do và không bị hạn chế.. Bệnh viêm khớp thoái hóa không chỉ có ở người già, ngày nay bệnh nhân thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa. Béo phì, chấn thương nghề nghiệp, nhiễm trùng và di truyền đều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

 

Vì vậy, đừng đợi đến khi có vấn đề rồi mới bắt đầu chú ý. Bạn phải chú ý giữ gìn sức khỏe từ khi còn trẻ, tránh thừa cân béo phì, duy trì thói quen tập thể dục và bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp, như vậy bạn có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp.