Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trong năm 2013, có khoảng 90 triệu trường hợp mới của tình trạng này. Càng có tuổi, bệnh càng trở nên phổ biến hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng để có cách điều trị và biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày tá tràng hiệu quả.
1. Viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày (Tên tiếng anh là Gastritis) hay còn gọi là viêm niêm mạc dạ dày, là tổn thương gây viêm hoặc sưng niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày – tá tràng là tình trạng tổn thương viêm trên niêm mạc dạ dày – tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non)
Có 2 loại viêm dạ dày (viêm bao tử):
- Viêm dạ dày cấp: bệnh khởi phát triệu chứng đột ngột, diễn tiến nhanh nhưng ít để lại di chứng và có thể chữa trị hoàn toàn.
- Viêm dạ dày mạn: bệnh có tiến triển chậm, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.
2. Triệu chứng viêm dạ dày
Bạn cần chú ý các dấu hiệu biểu hiện của viêm dạ dày tá tràng dưới dây để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.
- Giảm cân đột ngột
- Mệt mỏi, mất ngủ ( thường xuyên bị đau dạ dày về đêm.
- Đau âm ỉ hoặc nóng (chứng khó tiêu) tại vùng bụng trên có thể tồi tệ hơn hoặc tốt hơn với ăn uống.
- Buồn nôn kèm đau dạ dày, có thể nôn ra máu
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Ợ hơi hoặc đầy hơi, ợ chua, ợ nóng
- Cảm giác đầy ở vùng bụng trên sau khi ăn
- Giảm trọng lượng
3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày tá tràng
Dưới đây là các yếu tố làm mắc bệnh viêm dạ dày nhanh:
- Tác dụng phụ của thuốc: Thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, aspirin gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP làm mỏng lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó mà khiến lớp niêm mạc bị tiếp xúc với axit dịch vị và bị tổn thương.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia: Rượu có thể tăng axit, gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, tổn thương vị ổ viêm nguy cơ gây loét và thủng dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Căng thẳng, stress: Tinh thần căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn gây viêm dạ dày.
- Thói quen ăn uống: Ăn uống không đúng bữa, ăn quá khuya, thường xuyên sử dụng các đồ ăn chua, cay, nóng khiến dạ dày bị kích ứng.
- Thói quen sinh hoạt: Thức quá khuya, sử dụng các chất kích thích ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây viêm dạ dày.
- Hút thuốc lá: Hàm lượng nicotin rất cao có trong khói thuốc gây kích thích và sản sinh nhiều chất cortisol – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
4. Cách phòng tránh viêm dạ dày tá tràng theo chuyên gia
Để không phải khổ sở vì viêm dạ dày, bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh:
- Bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung chén nước chấm hoặc gắp thức ăn cho nhau nếu gia đình bạn có người nhiễm vi khuẩn HP
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
- Tránh dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
- Tránh stress, tâm lý căng thẳng
- Tránh thức quá khuya, ngủ đủ 8h/ngày
5. Chế độ ăn uống và sinh họat hợp lý giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
Để ngăn ngừa viêm dạ dày thì việc thiết lập và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh được cho là cần thiết.
Chế độ ăn uống:
- Tăng cường các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày: bánh mì, nước dừa, sữa chua,…
- Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay, nóng, chứa nhiều acid: ớt, chanh, các món chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Tránh uống nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê,…
- Ăn đúng, đủ bữa, đảm bảo ăn chín, uống sôi
- Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể
- Tránh nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong
Chế độ sinh hoạt:
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Hạn chế bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn
- Tập luyện khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường cơ thắt của dạ dày
- Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đảm bảo ngủ đủ 7-8h/ngày
- Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress
Theo Cumargold