Biotin hay còn gọi là vitamin B7, là một loại vitamin có vai trò quan trọng với cơ thể con người. Cùng tìm hiểu thêm về vai trò của biotin đối với cơ thể trong bài viết sau đây.

1. Ngăn rụng tóc

 

 

Nói đến vai trò của biotin phải kể đến việc ngăn ngừa rụng tóc và kích thích mọc tóc. Biotin thường có liên quan đến quá trình tăng trưởng tóc và giúp cho tóc khỏe mạnh hơn. Dù chưa có nhiều bằng chứng chứng minh điều này, nhưng sự thiếu hụt biotin có thể dẫn đến rụng tóc. 

 

Biotin thường được bán trên thị trường như là một phương pháp điều trị rụng tóc. Tuy nhiên, chỉ những người bị thiếu hụt biotin mới có được lợi ích đáng kể từ việc bổ sung. Những người bị thiếu hụt biotin nên dùng từ 30 đến 100 microgam (mcg) biotin mỗi ngày. Trẻ sơ sinh sẽ cần một liều nhỏ hơn, chỉ từ 10 đến 30 mcg.

2. Giúp chuyển hóa và sản xuất năng lượng

 

Vai trò của biotin được thể hiện trong việc sản xuất năng lượng cho cơ thể. Cụ thể, một số loại enzyme trong cơ thể cần biotin để chuyển hóa carb, chất béo và protein. Ngoài ra, vai trò của biotin còn thể hiện qua các quá trình như:

 

– Gluconeogenesis: Quá trình trao đổi chất này cho phép cơ thể sản xuất glucose từ các nguồn khác ngoài carbs, chẳng hạn như axit amin. Các enzyme chứa biotin sẽ giúp cơ thể bắt đầu quá trình này.

 

– Tổng hợp axit béo: Biotin sẽ hỗ trợ một số enzyme kích hoạt các phản ứng quan trọng để sản xuất axit béo.

 

– Sự phân hủy của các axit amin: Các enzyme chứa biotin có liên quan đến quá trình chuyển hóa một số axit amin quan trọng như leucine. 

3. Quan trọng với làn da

 

 

Vai trò của biotin đối với sức khỏe làn da vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Tuy nhiên, cơ thể thiếu hụt biotin có thể gây ra tình trạng mẩn đỏ và vảy da. Trong một số trường hợp, việc thiếu hụt biotin còn gây ra rối loạn da viêm da tiết bã.  

 

Biotin có tác động nhất định đối với quá trình chuyển hóa chất béo. Quá trình này rất quan trọng đối với da nên da có thể bị suy yếu khi thiếu hụt biotin. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy biotin cải thiện sức khỏe làn da ở người không thiếu hụt.

4. Cải thiện sức khoẻ móng tay

 

Những người có tình trạng móng giòn thường hay gặp phải các tình huống như sứt mẻ hoặc nứt móng. Dù thiếu hụt biotin không phải là nguyên nhân chính nhưng nó lại có thể cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu để chứng minh cho vấn đề này.

5. Vai trò của biotin đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú

 

 

Vai trò của Biotin là rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai và cho con bú. Bởi những giai đoạn trên đều có liên quan đến việc tăng nhu cầu về loại vitamin này. Nguyên nhân thiếu hụt được cho là do sự phân huỷ biotin sẽ nhanh hơn khi cơ thể mang thai.

 

Thực tế ước tính có tới 50% phụ nữ mang thai có thể bị thiếu hụt biotin nhẹ. Điều này sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sức khoẻ của các sản phụ. Dù vậy, nó cũng không đủ nghiêm trọng để gây ra các triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, việc thiếu hụt biotin khi mang thai lại có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé. Do đó, sản phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung biotin trong các giai đoạn này.

6. Giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2

 

Bệnh tiểu đường type 2 là một loại bệnh chuyển hóa. Nó được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao và chức năng insulin bị suy yếu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bổ sung biotin kết hợp với crôm khoáng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở một số người mắc bệnh tiểu đường type 2.

 

Với những vai trò như vậy, việc bổ sung biotin cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về vai trò của biotin đối với con người.