Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố:

 

– Do di truyền (do gen)

 

– Do chế độ dinh dưỡng

 

– Do sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Như vậy thực sự không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gen thông minh đã sẵn có. Ngoài ra sự giáo dục, rèn luyện học tập cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển.

 

   Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng, cân đối thành phần các chất dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất nhất là các vi chất dinh dưỡng có liên quan đến sự phát triển.

 

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ em, vì vậy cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đó là: 

 

+ Chất đạm (protein) của sữa rất quý vì thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao.

 

+ Chất béo (lipid) của sữa giàu năng lượng, có nhiều vitamin tan trong chất béo nhất là vitamin A.

 

+ Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương, tạo răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể như: lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt còn rất tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

 

+ DHA có nhiều trong dầu cá, cá và thủy sản, DHA cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo võng mạc mắt và não bộ trẻ em.

 

+ Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa, canxi và phốtpho là hai khoáng chất quan trọng để phát triển xương. Vitamin D chủ yếu là do tự tổng hợp được khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy nên một đứa trẻ dù có uống nhiều sữa nhưng suốt ngày bị nhốt trong nhà không được tắm nắng để tổng hợp Vitamin D thì canxi không thể hấp thu được, mà canxi là yếu tố quan trọng để phát triển chiều cao cho trẻ.

 

   Trong sữa có nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/photpho thích hợp nên mức đồng hóa và hấp thu cao. Sữa cũng là nguồn vitamin nhóm B, nhất là riboflavin (B2). Trong sữa chua lượng vitamin B1, B2 nhiều hơn ở sữa thường tới 20-30%.

 

   Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm khoảng 11 – 12 giờ đêm khi mà trẻ đã ngủ say, cho trẻ em ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormon tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển. 

 

 

 

 

Nguyên tắc cung cấp bữa ăn dinh dưỡng, phù hợp cho trẻ em như sau:

 

Dựa theo bản tỉ lệ % nhu cầu dinh dưỡng của 4 nhóm, bạn cần xây dựng khẩu phần ăn với thành phần hợp lý, tỉ lệ cân đối.

 

Đa dạng về giá trị dinh dưỡng, trẻ không chỉ cần cung cấp đủ năng lượng theo tỉ lệ % của từng nhóm mà cần đa dạng nguồn cấp, ví dụ (không chỉ nên ăn thịt thôi mà quên ăn cá). Các món ăn nên phong phú về màu sắc, cách chế biến.

 

Xây dựng thực đơn trong dài ngày để điều tiết đúng theo lộ trình, dễ theo dõi & kiểm soát.

 

Thường xuyên kiểm tra cân nặng, thể trạng của trẻ theo lời khuyên của bác sĩ Nhi Khoa về sự phát triển thể trạng của bé để có lộ trình xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

 

 

 

 

Những điều cần chú ý cho trẻ: 

 

   Bạn cũng nên nhắc trẻ uống nước vì nước cần thiết cho mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít nước/ ngày. Và hướng dẫn trẻ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm giúp trẻ lựa chọn những thức ăn đảm bảo vệ sinh, không nên cho trẻ ăn thức ăn ngoài đường phố.

 

   Ngoài chế độ ăn uống, vận động tập thể dục thể thao là rất quan trọng ở lứa tuổi này, vì đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao, sau khi dậy thì trẻ sẽ cao rất chậm, thậm chí không tăng chiều cao nữa. Các môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao như bơi, chạy, đạp xe, đánh cầu lông…Trẻ tăng chiều cao tốt cũng là cách để ngăn thừa cân béo phì giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa về sau.